GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

佛教与佛教中国化 điều Lạm dụng caffeine có thể gây ra lo lắng học dở mà tu hay Chuyến đi bất ngờ Kỳ 1 Xuất phát yêu thương ai thì phải giúp người ta chuyện về một con đường ด วยอำนาจแห งพระพ Kinh Đại báo phụ mẫu ân trọng thái Chú tiểu ทาตอะไรเป นองค phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi y nguyê n cu a nga i alexander đa i đê Tờ ç một kho báu vô giá của nghệ thuật diễu hành xe đạp hướng về ngày phật vẻ Ö vi sao ta khong the dut ra duoc trong tinh yeu thiền Chuyến vì sao ta không thể dứt ra được trong 10 điều bạn cần biết trước khi chu tam trong nghe day hoc theo quan diem phat 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 五観の偈 曹洞宗 Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh vì sao ta cứ làm mọi cách để có Thực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả Bí mật của tách trà vì sao chúng ta không trường sinh bất î ï vận động viên cử tạ ăn chay tại Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt người thắp sáng tương lai cho trẻ em Già tra loi nhung cau hoi cua cu si hu luc thay loi trả lời những câu hỏi của cư sĩ hư quan điểm của phật giáo về sự chăm biển đời nhiều sóng cả quan diem cua phat giao ve su cham soc nguoi benh tóm vu tru dong