GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

元代 僧人 功德碑 市町村別寺院数順位 緣境發心 觀想書 Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 白佛言 什么意思 Cõi ไๆาา แากกา phat 蒋川鸣孔盈 äºŒä ƒæ 佛经讲 男女欲望 xu 霊園 横浜 お仏壇 お供え 陧盤 อธ ษฐานบารม Buffet chay gây quỹ ủng hộ đồng bào Bổ sung nhiều vitamin D gây tác dụng オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ さいたま市 氷川神社 七五三 五観の偈 曹洞宗 Ăn vặt nhiều có gây bệnh tiểu hòa thượng thích thanh chân 1905 仏壇 おしゃれ 飾り方 õ º 曹村村 別五時 是針 ก จกรรมทอดกฐ น 천태종 대구동대사 도산스님 อธ ษฐานบารม Ûý りんの音色 tri 一日善缘 饿鬼 描写 五戒十善 必使淫心身心具断 คนเก ยจคร าน 墓地の販売と購入の注意点 8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần 墓 購入 Mộc อ ตาต จอส 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ tai nan giao thong qua goc nhin nha phat phat phap 七五三 大阪 佛教蓮花