GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

上座部佛教經典 Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay 福生市永代供養 bạn sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà 仏壇 おしゃれ 飾り方 phật giáo thiền tông việt nam Kinh Phổ Môn Bật mí số lượng calo trong trái cây nguoc dong su viet 川井霊園 Sự tiếp biến văn hóa bÃn Xuân về trên phố 市町村別寺院数 u phat giao mất rồi đừng tiếc nuối Đường huyết cao làm tăng nguy cơ Chùa vuot thang tran luy ก จกรรมทอดกฐ น Thiền minh sát trong ứng dụng bình dương nguyên chủ tịch nước Tìm Phật trong nhà thiên probiotics láÿ Chai nhựa gây hại cho răng của trẻ 供灯的功德 飞来寺 hoa thuong thich binh minh 1924 thư Ăn uống giải cảm Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon khong nen danh nhau khi dang tuc gian Phèn ơi Bí quyết cho răng đẹp Nghĩa Ân sư Vì sao không nên ăn no Hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa giÃƒÆ 白佛言 什么意思 Bàn tay mẹ noi hạn chế soda để ngăn ngừa đột quỵ 陧盤 Đến Ngoại Ô thưởng lãm món chay Tình mẹ thiêng liêng lắm Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào 圆顿教