GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào 祈祷カードの書き方 tứ đệ 1 Hói và nguy cơ ung thư tiền liệt đối phó với sân hận và cảm xúc Hóa chất có thể làm giảm chỉ số IQ Những mùa Phật đản đi qua Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 L廙 Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu bï¾ ï½¹i su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat giao Khoa nghi sáu thời sám hối Cho một người xứ Quảng thân thương chua linh phong ï¾ ï¼ ba i ç æŒ chÙa Ý nghĩa Duy ngã độc tôn 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 ç cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu già n Bưởi chùm và những công dụng Hòa Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ boi toan va nhung dieu can biet hành 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống 佛教典籍的數位化結集 dung de nam thang troi qua trong hoi tiec bí quyết hạnh phúc của người con phật dao phat dao la con duong những bước chân đầu tiên đi vào quê 妙善法师能入定 即刻往生西方 thần 佛经说人类是怎么来的 Bo bo Phương thuốc kỳ diệu nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich 茶湯料とは ท มาของพระมหาจ đề sự khác biệt giữa phật lịch và phật người Âm nhạc giúp trẻ hồi phục tinh thần 修行人一定要有信愿行吗 お墓のお Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa