GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ dai cuong kinh phap hoa giới 浄土宗 仏壇 chÍn Người dịch sử thi Tây Nguyên bo diễn Lá i 6 cách trị da và tóc nhờn hiệu quả i 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống 4 thói quen xấu làm da lão hóa nhanh Phật giáo danh Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh ï½ vÑn Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Nhật vội Đậu phụ non sốt dầu hào 加持 Bốn cách đơn giản giúp phòng chống Nói với chính mình để có giấc đa basiasita bí quyết dạy con thông minh của người 鼎卦 bai ke phap phai thien dong Đặt gánh nặng xuống Lắng nghe thời gian trôi Khắc khoải hoa ban trắng Stress lây qua đường email Phở chay yêu thương Gỏi thanh trà ăn lạ miệng Nộm thập nhị nhân duyên niệm về cái chết ï¾ å Omega 3 giúp giảm hành vi hiếu chiến ở luÃ Æ n chùa hội khánh 33 chuột huong noi va huong ngoai Cứu người mà không sát lat ma osel rinpoche hàn quốc trong tôi là Dòng sông êm đềm bầu trời trong sáng Trái tim bất tử Kỳ 1 Đêm trước tự Pháp thân Phật hằng hữu cựu khói Vu