GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

anh huong cua duc dalai lama doi voi nhung nhan Xuân có đi có đến duc Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim kinh pháp hoa giữa các kinh đại thừa tát Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước Thiếu ngủ và hệ lụy vỏ táo giúp phòng ung duyên khởi và vô ngã đứa con cùng khổ trở về nhà ngà n hãy làm khi có thể loi di ngon cua bo tat thich quang duc truoc Bệnh nấc cụt Hiccup Thầy tôi Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật Người thầy tuyệt vời Tìm theo dấu bố Cà phê giúp chống lại ung thư da Đừng làm vong nhân chờ xá tội những điều phái nữ cần biết khi đi Những điều chưa biết về đậu phụ thọ 9 thực phẩm giúp giảm căng thẳng Chí xuất trần của Trưởng lão Ni 5 công dụng tuyệt vời của dầu dừa viết cho con chổi chà Tiểu sử Hòa thượng Thích Đồng Lời thề giữa rừng thiêng Quan Chánh niệm tỉnh thức trong đời sống gởi miền bắc yêu dấu của tôi chùa linh ứng sơn trà ghi nhận về hình tượng dêtrong phật ý Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi Tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ phật dạy cách sống một đời như bốn Tháng Giêng là tháng ăn chay Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau Khoảng lặng Thích thiền tâm can suy nghi thau dao truoc khi thu phi di tich vài nét về thiền vipassana tại việt nam ý nghĩa danh hiệu đức dược sư và 12 Ý nghĩa phước và chuyển phước trong Vũ Ðiệu Của Những Chiếc Bóng Nhớ lắm đồng trăng Hương nắng quê nhà