GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

phẩm chất của đời sống lứa đôi tiếng chuông chùa Giảm 五痛五燒意思 願力的故事 di san the gioi sri lanka 佛教中华文化 住相 di sản thế giới sri lanka vao 1945 白骨观 危险性 hòa thượng thích thiền phương giới luật là nền tảng căn bản của 43 công án của trần thái tông vi sao goi la dai thua va tieu thua Gene và môi trường tác động lớn đến thuc hanh hanh khong dinh mac 曹洞宗 お寺 有名 Tình tong thong an do keu goi quang ba nhung chan ly va Sự giác ngộ dễ tổng thống ấn độ kêu gọi quảng bá ÄÆ moi Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật Đọc bút ký của một nhà báo tinh tan tu hanh co thay doi duoc tuong so khong lối tieng chuong nhu loi phat Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn Diễn phật giáo và cuộc chính biến 1 si thế nào gọi là nhìn sâu loi nhan nhu vo cung y nghia cua nguoi me goi con lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa của 水天需 tu thanh de cà chua Tang Ẩm thực chay giữa không gian thiền 加持 khong bao gio ngung chay bài văn hay của chú tiểu khi nhớ về bàn về nghiệp chung và nghiệp riêng của ban ve nghiep chung va nghiep rieng cua moi nguoi cuộc đời và đạo quả của sư bà hải 华严经解读 cuoc doi va dao qua cua su ba hai trieu am