Nếu chúng ta muốn là một hành giả đầy đủ phẩm chất của tantra thế thì chúng ta phải trau dồi tâm vị tha giác ngộ hay tâm đại bi hay tâm bồ đề Một khi tâm vị tha chân thành hiện hữu trong dòng suối tâm của chúng ta, chúng ta đã ở trên con đường tích tập
Đường tu Hoàng Mạo: Diệu Lạc và Tính Không

Nếu chúng ta muốn là một hành giả đầy đủ phẩm chất của tantra thế thì chúng ta phải trau dồi tâm vị tha giác ngộ hay tâm đại bi hay tâm bồ đề. Một khi tâm vị tha chân thành hiện hữu trong dòng suối tâm của chúng ta, chúng ta đã ở trên con đường tích tập (tư lương đạo) của Đại thừa Phật giáo.
Trước khi thuyết giảng Rinpoche muốn tuyên xưng một số lời cầu nguyện. Đầu tiên là nguyện cầu đến Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, và lời cầu nguyện này bao gồm lạy phủ phục, tụng kinh và hồi hướng. Thứ hai là nguyện cầu đến Một Trăm Bổn Tôn của Đâu Suất Đà Thiên vì Rinpoche ở đây là đại diện cho tông phái Hiền Nhân (Gelugpa). Lời cầu nguyện tiếp theo sẽ là Nền Tảng của Những Phẩm Chất Nổi Bật và lời cầu nguyện ngắn này chứa đựng những nét quan trọng của giáo huấn Con Đường Tiệm Tiến Lamrim. Khi chúng ta trì tụng lời cầu nguyện này chúng ta ôn lại toàn bộ cấu trúc của con đường. Cuối cùng sẽ là Bát Nhã Tâm Kinh để tiêu trừ những chướng ngại nhằm để ban bố và tiếp nhận giáo huấn này.

Tôi muốn cảm ơn quý vị đã đến đây để lắng nghe những lời giảng dạy và tôi chắc rằng có nhiều thứ khác nữa để làm nhưng quý vị đã đặt qua một bên và quả quyết rằng điều quan trọng là tham dự buổi thuyết giảng. Tôi rất cảm kích về điều này.

Như tất cả chúng ta biết mục tiêu trong việc tập họp ở đây là để thảo luận về Giáo Pháp. Có nhiều truyền thống tâm linh trên thế gian này và tôi cảm thấy rằng mỗi truyền thống có những phẩm chất của nó và tất cả đều cống hiến cho lợi ích của nhân loại. Tôi cảm thấy rằng điều quan trọng cho chúng ta để trau dồi sự tôn trọng đến mỗi truyền thống tâm linh khác nhau và phát triển một nhận thức trong sạch, hiểu rõ giá trị những phẩm chất thánh thiện của những truyền thống khác nhau.

Như những thành viên của những truyền thống tâm linh đa dạng, nếu chúng ta thấy rõ một cách chính xác mỗi truyền thống và hợp tác với nhau, tạo nên sự hòa hiệp giữa chúng ta, điều này sẽ cống hiến đến sự hòa bình và ổn định của thế giới. Thay vì nhận thức sâu sắc những điểm tốt đẹp của mỗi truyền thống khác nhau, nếu chúng ta lại phê phán, đem ra những điểm khiếm khuyết yếu kém thế này thế nọ, điều này sẽ tạo nên sự bất hòa và chúng ta sẽ không thể làm nên những sự cống hiến tích cực cho thế giới này.

Như những thành viên của những truyền thống tâm linh khác nhau chúng ta có một trách nhiệm ân cần và săn sóc đối với những người khác, nếu không những người không tín ngưỡng không theo một hình thức tôn giáo nào sẽ cảm thấy rằng chúng ta không cần thiết tạo nên những sự chia rẽ giữa chính chúng ta. Qua điều này nếu chúng ta nói truyền thống của chúng ta là tốt đẹp nhất và bám chặc vào nó, phê phán những truyền thống của những người khác và tạo nên những sự chia rẽ không cần thiết. Khi chúng ta làm điều này tôn giáo mà chúng ta tiếp nhận thay vì giúp ích cho chúng ta tĩnh lặng và làm ổn định tâm thức chúng ta, nó lại bổi bổ cho sự dính mắc và thù hận. Vì thế hãy cẩn thận với truyền thống tâm linh của quý vị và đừng gây ấn tượng loại này đến những người không tín ngưỡng.

Tạo nên những sự chia rẽ không cần thiết không liên hệ gì đến chính những truyền thống tâm linh; điều này là một sự yếu kém của chúng ta, những thành viên của những truyền thống. Chúng ta đang đặt để sự yếu kém của chúng ta vào trong những truyền thống tâm linh vì thế chúng ta cần phải cẩn thận với những gì chúng ta làm. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói rằng chúng ta nên trau dồi sự tôn trọng và nhận thức trong sáng đối với tất cả những hình thức của đời sống, đặc biệt những thành viên của những truyền thống tâm linh. Nếu chúng ta nhất quyết đặt điều này vào trong sự thực hành, sẽ có sự hòa hiệp một cách chắc chắn giữa những thành viên của những truyền thống tâm linh khác nhau và với sự hòa hiệp và sự hợp tác này, chúng ta có thể làm nên một sự cống hiến lớn lao đến hòa bình và hạnh phúc của thế giới.

Trong những truyền thống tâm linh khác nhau, ở đây tôi nói về những giáo huấn của Đức Thế Tôn. Như quý vị đã biết giáo huấn của Đức Thế Tôn có nhiều loại, cổ xe, hay thừa như (trước nhất) là Cổ xe nhỏ hay Tiểu thừa và (thứ hai) là Đại thừa hay Cổ xe lớn hơn. Trong hai loại cổ xe này, ở đây tôi sẽ nói nhiều hơn về Cổ xe thứ hai là Cổ xe lớn hay Đại thừa Phật giáo.

Có lẽ chúng ta có thể nói rằng Đại thừa Phật giáo nở rộ không gì sánh kịp ở Tây Tạng. Trãi qua thời gian đã phát triển thành những trường phái hay tông môn khác nhau của điều được gọi là Phật giáo Tây Tạng. Tất cả những giáo huấn mà những thành viên của bốn tông phái của Phật giáo Tây Tạng là những giáo lý của cùng một vị Thầy, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã ban bố những giáo huấn và tất cả những thành viên của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đang thực hành điều này.

Tất cả bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã từng phát triển tốt đẹp nhưng đôi khi chúng ta đã nghe về những việc không may mắn nào đấy, là những điều mà tôi cảm thấy là những xung đột không cần thiết trong những truyền thống đa dạng. Đây là tin tức sai lạc, là điều đã từng cho thấy nó không có liên hệ gì những truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Tất cả bốn trường phái có thể truy tìm những giáo lý của họ về cội nguồn những lời giảng dạy của Đức Thế Tôn xuất phát từ Ấn Độ. Trãi qua hàng thế kỷ, Tây Tạng đã gởi một số những học giả lỗi lạc đến Ấn Độ để học hỏi và tái tạo một số học giả thực chứng vĩ đại cũng như những diễn giả "lotsawa" [i](1), những diễn giả mà nhiều người trong họ là những hóa thân. Vì thế chúng ta có thể truy tìm tất cả những giáo lý của Tây Tạng đến những giáo huấn của Đức Phật Thế Tôn.

Trong bốn tông phái của Phật giáo Tây Tạng, tôi ở đây để đại diện cho giáo nghĩa của truyền thống Hoàng Mạo (Gelugpa) mà còn được gọi là Truyền thống Hiền Nhân hay tông phái Giới Đức. Tôi sẽ đề cập đến những điểm khác nhau của những gì là quan điểm triết học, những gì là thiền tập trong truyền thống này và những gì được gọi là sự tiếp xúc hay khía cạnh hành xử của truyền thống này. Thật sự sẽ rất lý tưởng để nói với quý vị về những đạo sư truyền thừa của tông Hiền Nhân và khi chúng ta kể về những câu chuyện của những đại đạo sư; điều này làm cho chúng ta dễ dàng đạt được sự tôn kính, vững vàng và tin chắc trong những bậc đạo sư vĩ đại ấy. Vì nhân tố thời gian và sự thật rằng tôi không thể liên hệ đến sự vĩ đại của những đạo sư quá khứ, tôi sẽ bỏ qua phần này.

Nhưng tôi phải đề cập một ít về Đức Văn Thù Sư Lợi, Đạo sư Tông Khách Ba, khai tổ của tông Hiền Nhân. Ngay từ lúc rất trẻ, khi ngài lên ba tuổi, ngài đã tiếp nhận giới pháp cư sĩ hay thệ nguyện của ưu bà tắc từ Karmapa Rolpay Dorje. Sau này ngài tiếp nhận giới sa di và đại giới tỳ kheo từ Choye Dondrup Rinchen. Từ độ lên ba cho đến tuổi mười sáu, Đạo sư Tông Khách Ba đã học hỏi dưới chân của hai bậc đại đạo sư này và tiếp nhận vô số những sự khai tâm mật tông tantric, bình luận, truyền pháp và những chỉ dẫn tinh túy. Khi lên mười sáu tuổi ngài đã đi đến miền trung Tây Tạng.

Ở miền trung Tây Tạng ngài tiếp tục mở rộng sự học hỏi và thực hành với nhiều vị đại đạo sư như Lạt ma Umapa (Sp?), Nyapon Kunga Pel, Lạt ma Rendawa, v.v... Một danh sách đầy đủ những vị thầy của ngài sẽ rất dài nên tôi chỉ đề cập một số mà thôi. Ngài cũng học hỏi với Potam Gyaltsen (Sp?), Tonjup Sangbo (Sp?) và những đại đạo sư khác, tiếp nhận vô số sự trao truyền kinh điển. Đạo sư Tông Khách Ba không bao giờ hài lòng với những sự học tập cục bộ vì thế ngài đã học hỏi với nhiều bậc thầy lớn và những bộ luận điển hay shastra của nhiều vị thầy vĩ đại như Di Lặc (Maitreya), Sáu Đức Trang Nghiêm[ii] (2), và Hai Đức Tối Thượng [iii](3). Ngài đã hoàn thành sự học hỏi thậm thâm của tất cả những bộ luận điển.


Đức Phật cùng với Sáu Đức Trang Nghiêm và Hai Tối Đức Thượng

Thọ giáo với những đại đạo sư ngài đã học một số lượng lớn kinh điển vì thế ngài trở thành một bậc thủ hộ kho tàng giáo huấn của kinh điển. Ngài cũng bổ xung những giáo huấn và đặc biệt ngài thực thi những sự ẩn cư và thực hành một cách rộng rãi phát triển những sự thể chứng cao độ. Ngài đã phát triển những nhận thức về ba phương diện chính yếu của con đường, trong ấy bao gồm viễn ly, khuynh hướng vị tha để giác ngộ (bodhicitta-tâm giác ngộ- tâm đại bi) và tuệ trí thông hiểu tính không.

Đã hoàn thành sự học hỏi tập trung cao độ về những đại luận điển và đã hiện thực những thực chứng thậm thâm, Đạo sư Tông Khách Ba đã nghiên cứu phê bình về những giáo lý Phật giáo hiện hữu ở Tây Tạng vào lúc ấy. Ngài cũng trước tác nhiều bộ luận thậm thâm và sau này hướng chính yếu theo truyền thống của Đại sư A Để Sa; ngài khai sáng tông Hoàng Mạo (Gelugpa) được gọi là truyền thống Kadampa mới (Tân Cam Đan phái). Đây là một cống hiến vĩ đại của ngài cho sự khôi phục Phật giáo ở Tây Tạng.

Điểm mà tôi muốn nói là Đạo sư Tông Khách Ba không phải tạo nên một truyền thống chỉ phát sinh từ ý riêng của ngài mà không có bất cứ một nền tảng nào. Ngài đã nghiên cứu những giáo huấn của Phật giáo lúc bấy giờ ở Tây Tạng và hoàn thành sự thực chứng. Sau này ngài khai sáng một truyền thống mới. Trước Đạo sư Tông Khách Ba có nhiều truyền thống Kadampa khác nhau như Kadampa Văn Bản những người theo tài liệu kinh điển, những thành viên của Sự Trao Truyền Tinh Túy (Sự Hướng Dẫn Tinh Hoa) và Truyền Thống Lam-rim hay Truyền Thống Tiệm Tiến những Tầng Bậc của Con Đường. Nhưng Đao sư Tông Khách Ba đã tiếp nhận tất cả những truyền thống này từ những đại đạo sư và bổ sung hợp nhất ba truyền thống.

Đối với những giáo huấn tối thượng của mật tông tantric tiếp nhận những giảng dạy của Tantra Bí Mật nhiều người theo truyền thống của Đại diễn giả Marpa Lotsawa. Ngài đã tiếp nhận giáo huấn Luân Giới (Chakrasamvara)theo truyền thống của những đạo sư Sakya.

Ngài đã tiếp nhận giáo huấn Bất Động Minh Vương (Yamantaka)theo truyền thống của Diễn giả Ralosawa. Dĩ nhiên tôi không thể nói hết cả mọi thứ ngay lúc này về những giáo huấn, truyền thừa, và mọi thứ mà Đạo sư Tông Khách Ba đã tiếp nhận. Tôi đã chỉ đưa đến quý vị một cái nhìn tổng quát về những giáo nghĩa Kinh điển và Mật điển Tantra mà ngài đã tiếp nhận.

Để thể nghiệm sự thâm diệu và chân thật những giáo huấn của Đạo sư Tông Khách Ba, nếu chúng ta học hỏi mười tám luận điển mà ngài đã trước tác trong ấy chứa đựng vô số những trích dẫn từ kinh điển và từ những bộ luận, shastra, của những đạo sư Ấn Độ cũng như những đạo sư Tây Tạng những tiền bối của ngài thì chúng ta sẽ đạt được sự tín nhiệm trong giáo huấn của ngài. Chúng ta sẽ thấy sự chân thật của nó và được căn cứ trên những nguồn gốc xác thực đa dạng.

Về phần quan điểm triết lý hay thậm thâm, Đạo sư Tông Khách Ba đã dựa một cách sâu đậm trên những tác phẩm của đại Tổ sư Long Thọ, Thánh Thiên và những đại đạo sư tiếp nối họ. Đạo sư Tông Khách Ba đã nghiên cứu những tác phẩm của Long Thọ và Thánh Thiên về tính không hay quan điểm thâm thúy và ngài đạt được một tuệ giác nội quán chân thật trong cung cách mà tất những hiện tượng thật sự hiện hữu, đấy là tính bản nhiên tối hậu của tất cả những hiện tượng.

Ngài rất hài lòng với sự thực chứng này và tôi trích dẫn từ trong văn bản của ngài, nói rằng, "Tôi đã có thể vượt lên giả kiến (cái thấy không thật)." Nơi mà một số người có thể nghĩ rằng ngài đã tìm thấy giả kiến bất toàn, nhưng thật sự ngài đã siêu việt những cực đoan đó và ngài đã đạt đến một tuệ giác nội quán chân thật trong tính bản nhiên thậm thâm tối hậu của những hiện tượng (vạn pháp). Thực tại tối hậu này của những hiện tượng là giống nhau đối với mỗi loại hiện tượng từ hình thức đến thể trạng toàn thiện của tâm thức.

Có lẽ đặc tính phi thường của sự thực chứng của ngài và việc làm của ngài [đối với] sự phối hợp như thế nào của duyên khởi và tính không. Khi chúng ta nghiên cứu duyên khởi và phát triển sự tin chắc vào nó, sự thấu hiểu của chúng ta về tính không và sự tin cậy trong ấy, quan điểm thậm thâm cũng tăng trưởng. Nói cách khác những gì tôi đang nói ở đây là Đạo sư Tông Khách Ba đã giải thích một cách chính xác làm thế nào mọi thứ tồn tại một cách quy ước (thế đế), nhưng chúng là sự tồn tại trong thực chất trống rỗng của chính chúng nó. Ngài đã viết một số luận giải như bình luận của ngài về Nền Tảng của Tuệ Trí và ngài đã viết về tuệ giác nội quán đặc biệt như chúng ta tìm thấy trong văn bản Con Đường Tiệm tiến Lam-rim. Ngài đã viết những đại văn kiện như Chỉnh Đốn Tư Tưởng và những luận bản khác nói về quan điểm thậm thâm của tính không.

Trong những tác phẩm của ngài về tính không thâm diệu ngài giải thích một cách chính xác sự thông hiểu như thế nào về sự xuất hiện quy ước (thế đế) của những hiện tượng giúp để loại trừ cực đoan hư vô chủ nghĩa (đoạn kiến) và thấu hiểu tính không loại bỏ cực đoan của bất diệt chủ nghĩa (thường kiến) như thế nào. Đây là một cống hiến vô song của Đạo sư Tông Khách Ba.

Về phần sự thực hành thiền quán trong những tác phẩm của ngài Đạo sư Tông Khách Ba trình bày những nhân tố chỉ đạo cho sự phát triển thiền định (chỉ) hay nhất tâm và những nhân tố cho tuệ giác nội quán thâm sâu hay thiền quán (tuệ minh sát).

Ngài cũng dạy một cung cách đối xử rộng rãi về những đối tượng khác nhau của thiền tập và tiêu chuẩn để phán xét xem chúng ta đã đạt đến nhất tâm hay tuệ giác nội quán hay chưa. Ngài cũng dạy làm thế nào để xác định những chướng ngại trong cung cách của chúng ta từ việc thể hiện thiền tập như phóng dật và trạo cử cũng như làm thế nào để đối phó với chúng, loại trừ tất cả những sai sót và chướng ngại.

Thật sự ngài đã đề cập cả thiền định và thiền quán. Ngài đã trình bày điểm nào mà chúng ta cần thêm phân tích (thiền quán) và khi biểu hiện thiền nhất tâm bất loại hay thiền chỉ. Đôi khi chúng ta cần thay đổi hai loại thiền này và ngài cũng đã chỉ rất rõ ràng trên điểm này. Trong khi đối phó với những đối tượng này ngài dựa trên Năm Bộ Luận của Di Lặc rất sâu đậm và trên những tác phẩm của Vô Trước như Những Vị Trí của Bồ Tát và Những Tầng Bậc của Thiền Tập của A Xà Lê Liên Hoa Giới.

Tóm lại Đạo sư Tông Khách Ba nói rằng nếu chúng ta muốn trau dồi nhất tâm bất loạn hay tam muội thiền thế thì chúng ta nên thực hành chủ yếu trên thiền chỉ hay thiền định. Nếu chúng ta muốn đạt đến tuệ giác nội quán tính bản nhiên thậm thâm của những hiện tượng thế thì chúng ta nên thực tập chủ yếu thiền phân tích hay liễu biệt thiền một cách đặc biệt ngay từ khi bắt đầu. Nếu chúng ta thích thú trong việc trau dồi tuệ giác nội quán đặc biệt thế thì chúng ta nên thay đổi giữa thiền phân tích và thiền định (hay chỉ và quán).

Cũng thế ngài đã nói rằng nếu chúng ta muốn thiền tập trên những đường nét như trau dồi mối quan hệ với vị thầy tâm linh và để đạt đến tuệ giác nội quán trên tính bản nhiên quý giá của đời sống con người, đời sống con người đã được ban cho với những sự thư thái và tự do như thế nào và đời sống con người là phù du giả tạm như thế nào thế thì trước nhất chúng ta nên thực hành thiền phân tích, thiền quán hay liễu biệt thiền.

Tại sự kết thúc của mỗi buổi thiền phân tích chúng ta nên thực hiện thiền nhất tâm bất loạn hay thiền chỉ. Ngài đã rất rõ ràng trên việc thiền tập mỗi một điểm như thế nào và như tôi đã từng đề cập ngài đã dạy về việc thực hành thiền tập căn cứ trên những tác phẩm chân thật của Di Lặc, Vô Trước, và Liên Hoa Giới.

Như Lạt ma Kuntangsang (Sp?) nói rằng về phần mô thức thái độ mà chúng ta nên tiếp nhận, nên theo với những nguyên tắc trong những lời giảng dạy của Đức Phật. Đạo sư Tông Khách Ba cũng đặc biệt quan tâm với Luật Tạng hay những khía cạnh cư xử của giáo huấn. Do vậy, bất cứ điều gì chúng ta tìm thấy trong Luật Tạng hay những văn bản đối diện với sự thực hành đạo đức của sư thầy, sư cô và cư sĩ hay nguyên tắc đạo đức, chúng ta nên tuân thủ những điều này.

Theo Đạo sư Tông Khách Ba, điều tốt nhất nếu chúng ta có thể là tuân theo ngay cả những giới nhỏ nhất hay thái độ đạo đức được đề cập trong Luật Tạng. Nhưng nếu chúng ta không thể thực hành điều này bởi vì sự vượt trội của nhiễm ô trong tâm thức chúng ta hay là sự u mê của chúng hay qua sự vắng bóng hiểu biết giới điều hay sự bất cẩn hay thiếu sự tận tâm, nếu chúng ta phá vở một thệ nguyện nhỏ rồi thì theo Luật Tạng chúng ta phải tiến hành sự tịnh hóa hay khôi phục thệ nguyện (phục giới). chúng ta không nên để thệ nguyện bị hỏng duy trì như thế, mà chúng ta cần phải tịnh hóa và khôi phục theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

Nói tóm lại, chúng ta nên nghiên cứu về Luật Tạng hay những văn bản khác đối diện với những nguyên tắc đạo đức và học tập những gì chúng ta cần phải làm và những gì chúng ta không nên làm. Giả sư người nào đấy làm hỏng một thệ nguyện làm thế nào để phục hồi thệ nguyện của mình? Trong Luật Tạng, chúng ta tìm thấy rằng ngay cả cái giá mạng sống của mình, chúng ta nên tôn trọng những giới điều hay nguyên tắc đạo đức của mình.

Đây là phần giới thiệu. Hôm nay chủ đề chính như là được tuyên bố là tính bản nhiên của tâm thức và sự tương ưng của diệu lạc và tính không hay trống rỗng. Đầu tiên tôi muốn nói về tính bản nhiên của tâm thức và tôi sẽ làm điều này trong phạm vi căn bản, con đường và kết quả. Tôi sẽ thực hiện bằng khả năng tối đa của mình là ngắn gọn, trong sáng và súc tích.

Tôi phải nói rằng những gì tôi sắp giảng là trong phạm vi những lời dạy của Đức Thế Tôn. Tôi không thể nói những gì vượt quá những lời dạy của Đức Phật và quý vị đã từng nghe những bậc đại sư ở đây.

Đôi khi quý vị có thể nghe cùng loại giáo huấn nhưng như Bồ tát Tịch Thiên (Shantideva) đã từng nói, "Tôi không có điều gì mới để nói với quý vị". Nhưng gì tôi sẽ làm là nói về những điều trong truyền thống Hiền Nhân (Gelugpa); những đạo sư Hiền Nhân đã thông hiểu điều này thế nào, và các ngài đã thực hành điều này ra sao.

Bồ tát Tịch Thiên cũng đã nói rằng tất cả những rắc rối mà chúng ta trãi nghiệm và tất cả những sự sợ hãi và thất vọng cũng như hạnh phúc, tất cả điều sinh khởi từ tâm thức chúng ta. Tâm thức là căn bản của tất cả chúng. Tiếp tục trích dẫn Tịch Thiên, ngài cũng nói, "Tâm thức là điềm báo trước của mọi thứ." Nhằm để cho chúng ta hoàn thành sự hòa bình và hạnh phúc trong khi giải thoát những rắc rối và khổ đau của chúng ta, điều thiết yếu cho chúng ta để biết những hành hoạt của tâm thức, tâm thức hoạt động như thế nào.

Trái lại chúng ta sẽ không thể hoàn thành sự an lạc hạnh phúc và giải thoát khỏi những rắc rối của chúng ta. Vì lý do này, chúng ta nên học hỏi nghiên cứu về tâm thức và chúng ta nên bảo hộ giữ gìn tâm thức của mình. Chúng ta nên bảo vệ nó và yêu mến nó.

Đạo sư Tông Khách Ba đã từng nói một điều giống như thế rằng tâm thức là căn bản cho cả những điều tốt và xấu. Nếu những hành vi được quan tâm thì có ba cánh cửa của thân thể, lời nói, và tâm ý nhưng thân và khẩu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm thức. Tâm thức là căn bản chủ yếu; tâm thức điều động hay ảnh hưởng những hành động của thân và khẩu. Tất cả những đại đạo sư như Long Thọ, Thánh Thiên, và Vô Trước đã đồng thanh tuyên bố rằng tâm thức là căn cứ cho cả giải thoát và giác ngộ và sinh tử luân hồi.

Tâm thức là gì? Những loại tâm thức là gì? Theo trường phái Hệ Quả Trung Đạo (Prasangika-Madhyamika), trường phái cao nhất về tư tưởng thì có sáu loại tâm thức, hay sáu thức; năm thức giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cùng với ý thức. Đây là sáu thức được thừa nhận trong trường phái Hệ Quả Trung Đạo.

Nhãn thức, cái biết của mắt, hay cái thấy sinh khởi như thế nào? Nó phát sinh căn cứ trên những điều kiện nào đấy với điều kiện nền tảng là nhãn căn, hay con mắt cùng với một hình sắc nhìn thấy được (hữu tướng). Qua phối hợp của những nhân tố này mà nhãn thức hay cái thấy của con mắt sinh khởi.

Nó cũng giống như thế với những tâm thức khác như nói là nhĩ thức (cái biết của tai) dựa trên lỗ tai (nhĩ căn) và những loại âm thinh khác nhau. Chỉ phải như thế rồi thì nhĩ thức mới sinh khởi. Tỉ thức (cái biết của mũi) dựa trên nhĩ căn (lỗ mũi) và những loại mùi hương khác nhau và thiệt thức (cái biết của lưỡi) dựa trên thiệt căn (cái lưỡi) và vị nếm. vì thế dựa trên những nhân tố những tâm thức khác nhau sinh khởi. Năm tâm thức đầu tiên là là những thức cảm giác và chúng được xem như là thô thiển như chúng dựa trên những căn vật lý. Những thứ này ai nghiên cứu về chúng cảm thấy rằng điều này là đúng. Chúng là những thức thô, hay tâm thức thô thiển.

Khi chúng ta nói về tâm thức như căn bản cho cả sinh tử luân hồi lẫn giải thoát hay giác ngộ, thật sự chúng ta đang nói về sáu thức tinh thần, không phải sáu giác quan. Những thức tinh thần cũng dựa trên những điều kiện nào đấy như cơ quan tinh thần và những hiện tượng như những đối tượng của nó.

Những thức tinh thần không chỉ là một thức, nó có những hình thức khác nhau. Có những hình thức thô của thức tinh thần, hình thức vi tế và hình thức vi tế nhất của thức tinh thần. Để cho một thí dụ khi chúng ta thiền quán về tính không hay để phát triển nhất tâm bất loạn, tâm thức chúng ta trở nên vi tế hơn. Khi chúng ta ở trong một thể trạng thiền quán tâm thức chúng ta trở thành một phạm vi vi tế nào đấy.

Cũng thế, trong trường hợp của dính mắc và giận dữ, một cách thông thường khi chúng ta trãi nghiệm chúng, chúng sinh khởi một cách nhanh chóng vì thế chúng là thô thiển. Chúng ta cũng có thể nói về những hình thức vi tế của dính mắc và giận dữ. Có tám mươi khái niệm, mà chúng đang nói liên hệ so sánh đến, là vi tế hơn.

Trong phạm vi của mật điển tantra khi chúng ta nói về tâm thức của ba sự biểu hiện, chúng là sự biểu hiện sáng chói hay biểu hiện trắng tinh khiết, sự biểu hiện màu đỏ rực rở và và màu đen gần đạt được. Đây là những hình thức vi tế của thức tinh thần nhưng hình thức vi tế nhất của tất cả là tâm tịnh quang nguyên sơ. Đây là thể trạng vi tế nhất của tâm thức. Đến lúc kết thúc tôi sẽ nói tóm tắt về tâm tịnh quang nguyên sơ là tâm thức vi tế nhất trong phạm vi của tantra bởi vì chủ đề của chúng ta là sự kết hợp của diệu lạc và tính không.

Tôi có một sự hạn chế khi tôi cảm thấy có những người ở đây chưa từng nhận bất cứ lễ khai tâm quán đỉnh hay truyền lực gia trì vì thế thật sự nói về sự phối hợp của diệu lạc và tính không là rất khó.

Cả những đạo sư và đệ tử sẽ phải phá vở những lời cam kết và thệ nguyện để đi vào chi tiết và tạo nên những điều kiện để đi vào địa ngục. Không có một sự quán đỉnh ngay cả nếu một người lắng nghe những giáo huấn về mật tông tantra và thực hành nó, người ấy có thể thành tựu một ít sự đạt được nào đấy nhưng điều này sẽ không giúp nhiều khi người ấythấy họ sa vào trong những tình trạng bất hạnh của tái sinh.

Giống như người ấy không thể mong đợi dầu sinh ra từ sự vắt cát, nên người ấy không thể trông mong những sự kỳ diệu vĩ đại xãy ra qua sự thực hành mật tông tanta mà không có một sự quán đỉnh thích hợp nào.

Vào lúc này, không phải trong phạm vi của mật tông tantra, tôi sẽ giải thích làm thế nào những hình thức của tâm thức, căn cứ cho sự thúc đẩy tái sinh hay sự luân hồi hay niết bàn, giài thoát hay giác ngộ. Để nói về việc làm thế nào tâm thức là căn bản cho sự luân hồi chúng ta không thể không nói về việc làm thế nào chúng ta đi đến cõi luân hồi, làm thế nào chúng ta đi vào vòng sinh tử này. Tôi cần phải rất vắn tắt về điều này.

Giáo thọ Nguyệt Xứng đã từng nói rằng tất cả những sự khác biệt mà chúng ta thấy trong những chúng sinh và môi trường của họ là kết quả của những hành vi nghiệp báo mà chúng sinh tạo nên. Chúng sinh trong ý nghĩa của những tạo vật có thể cảm giác và suy tư.

Một cách lịch sử những thuyết giảng của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni sau khi thể chứng giác ngộ hoàn toàn, những giảng dạy đầu tiên mà ngài đã ban bố ở Vườn Lộc Uyển ở Vệ Xá Ly là Bốn Chân Lý Cao Quý (Tứ Diệu Đế). Tứ Diệu Đế không gì khác hơn là tiến trình đi vào [khám phá] vòng luân hồi hoạt động như thế nào, làm thế nào để phá vở tiến trình này và thoát khỏi cõi tử sinh.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có thể tiến hành để nói về tiến trình đi vào vòng luân hồi và thoát ra cõi sinh tử. Chúng ta có thể thực hiện điều thuyết giảng về Bốn Chân Lý Cao Quý một cách tổng quát hay trong một cách đặc biệt chúng ta có thể nói về Thập Nhị Nhân Duyên mà trong ấy giải thích chúng ta đã đi vào trong cõi sinh tử như thế nào và làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi vòng luân hồi.

Giáo lý nói rằng chúng ta chấp thủ hay bám víu vào tự ngã của con người, chúng ta cảm thấy như một con người trong tự ngã và của tự ngã, hiện hữu trong quyền lợi của chính chúng ta, và do bởi sự bám víu chấp trước này chúng ta yêu mến tự ngã của mình vô cùng. Qua sự chấp trước hay thái độ tự yêu mến, ngã ái, nhiều thể trạng tâm thức hay nhận thức không thích đáng xãy ra trong tâm thức chúng ta. Qua điều này chúng ta trãi nghiệm những vọng tưởng như dính mắc hay giận dữ và dưới sự ảnh hưởng của chúng chúng ta tạo nên những hành vi nghiệp báo. Những hành vi nghiệp báo này kềm giữ chúng ta trong cõi luân hồi. Khi chúng ta tạo nên những hành vi nghiệp báo, chúng ta nạp những dấu vết hay sinh ra những hạt giống ẩn chứa trong dòng suối tâm hay sự tương tục tinh thần của chúng ta.

Vào thời điểm lâm chung những gì xãy ra là sự tùy thuộc vào những mắt xích ái (quyến luyến) và thủ (chấp trước), mắt xích thứ tám và thứ chín khởi động những hành vi nghiệp báo của chúng ta. Tiếp theo những điều này, nhân duyên của sự tồn tại hay hình thành sinh khởi.

Qua tiến trình này, là lúc những hành động nghiệp báo của chúng ta tăng cường và sau khi chúng ta rời thế giới này, chúng ta sẽ phải tiếp nhận tái sinh. Vì thế chúng ta phải sinh ra trong bốn loại, hầu hết từ bào thai (thai sinh) của bà mẹ. Những cách khác là được sinh ra từ trứng (noãn sinh), từ nơi ẩm thấp (thấp sinh), và cuối cùng là từ sự biến hóa (hóa sinh). Đây là bốn loại sinh khác nhau.

Vào thời điểm lâm chung nếu một hành động nghiệp báo tích cực (cận tử nghiệp) được kích thích bởi những nhân duyên của quyến luyến (ái) và bám víu chấp trước (thủ), thế thì chúng ta có thể có một sự tái sinh phúc đức. Nhưng nếu tại thời điểm lâm chung nếu một hành vi nghiệp báo tiêu cực được kích động bởi những nhân tố ấy thế thì chúng ta sẽ đón nhận một sự tái sinh kém may mắn. Giả sử như bị sinh trong một cảnh giới bất hạnh đau khổ.

Cho đến khi nghiệp báo chúng ta thúc đẩy chúng ta tái sinh ở đấy[khổ cảnh] là sự kiệt quệ [phước nghiệp], nó làm mất hàng thời gian vô tận (kiếp kiếp), hay hàng trăm năm của kiếp sống loài người để cho chúng ta trãi qua những tình trạng khổ đau vô cùng tận.

Nếu một hành vi nghiệp báo tích cực được khởi động tại thời điểm lâm chung bởi hai mắt xích thế thì chúng ta đạt được một sự tái sinh phúc đức may mắn hoặc là một con người hay một vị trời, deva. Thậm chí nếu chúng ta sinh ra như một con người điều liên hệ nói đến như một tái sinh may mắn, nhưng chúng ta phải trãi qua những rắc rối của loài người.

Chúng ta không thể tránh khỏi rắc rối. Cũng thế nếu chúng ta sinh ra như một vị trời trong Dục giới, liên hệ như một hoàn cảnh rất phúc báo, tuy thế, chúng ta phải trãi qua những vấn nạn của những vị trời của cõi Dục giới và cũng giống như thế đối với những vị bán thiên hay A tu la.

Giả sử chúng ta sinh ra trong cõi Vô sắc giới hay Sắc giới là những cõi không có khổ khổ nhưng bất cứ sinh ở đâu trong tam giới sinh tử luân hồi chúng ta phải trãi qua nổi khổ cùng khắp của điều kiện (hành khổ). Bất cứ nơi nào chúng ta sinh ra trong cõi luân hồi sinh tử cung cách mà chúng ta tái sinh hiện hữu, chúng ta luôn luôn ở dưới ảnh hưởng của những hành vi nghiệp báo nhiễm ô và những cảm xúc phiền não hay vọng tưởng. Đây là tại sao chúng ta luôn luôn chui đầu vào những khó khăn và rắc rối. Bất cứ nơi nào chúng ta sinh ra trong cõi luân hồi sinh tử là có rắc rối.

Đại Tổ sư Long Thọ đã nói, "Từ ba mắt xích sinh ra hai mắt xích. Từ hai sinh ra bảy và từ bảy sinh ra ba." Sự giải thích đưa ra là trong những hình thức của thập nhị nhân duyên. Trong thập nhị nhân duyên có ba mắt xích là những xúc cảm phiền não hay vọng tưởng đến từ hai mắt xích là những hành vi nghiệp báo, nghiệp cấu thành và nghiệp hình thành. Từ những hành vi nghiệp báo sinh khởi bảy mắt xích tiếp theo như danh sắc, xúc, thọ, ái và ...Từ bảy mắt xích này sinh khởi ba mắt xích cuối cùng của thập nhị nhân duyên.

Đây là tại sao khi chúng ta bị vướng vào trong thập nhị nhân duyên chúng ta liên tục trãi qua từ hình thức này đến hình thức khác của rắc rối. Không xuất hiện một khe hở, chỉ là sự trãi qua một cách không ngừng nghĩ và liên tục những hình thức của rắc rối.

Theo Phật giáo không có ai bị quẳng vào trong cõi luân hồi này. Dưới tác động của những hành vi nghiệp báo và vọng tưởng, chúng ta đã sinh ra trong cấu thành rắc rối này. Một khi tâm thức chúng ta kết hợp với vọng tưởng hay những cảm xúc phiền não, chúng ta rơi vào trong tất cả những khó khăn và rắc rối. Nếu chúng ta thừa nhận một đấng tạo hóa cho mọi thứ thế thì nó là tâm thức chúng ta. Tâm thức chúng ta là đấng tạo hóa ra mọi thứ. Đôi khi chúng ta nghe nói rằng những hành vi nghiệp báo và vọng tưởng là sự sáng tạo của đời sống mà chúng ta trãi qua. Chúng ta cũng có thể nói rằng tâm thức chúng ta là đấng tạo hóa. Tâm thức chúng ta luôn luôn phối hợp với những hành vi nghiệp báo nhiễm ô và vọng tưởng.

Nếu chúng ta đi sâu vào trong vấn đề này, thì đó là những hành vi nghiệp báo mà chính chúng đưa chúng ta vào cõi luân hồi và nếu chúng ta truy tìm xa hơn chúng ta thấy rằng những nguyên nhân nền tảng bên dưới là vọng tưởng và những cảm xúc phiền não. Trong những hình thức khác nhau của những cảm xúc phiền não và vọng tưởng, ở chính ngay gốc rễ có nhận thức si mê chấp trước như tự ngã.

Đây là nguyên gốc rễ của tất cả những rắc rối và đời sống của chúng ta trong cõi luân hồi. Chỉ bởi vì sự chấp trước này luôn luôn phối hợp với tâm thức của chúng ta, vì thế chúng ta có thể nói rằng tâm thức chúng ta là căn bản cho sự sống trong cõi luân hồi. Nó là đấng tạo hóa của sự sống của chúng ta trong vòng sinh tử.

Khi chúng ta nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của mình, chúng ta đang bị khống chế bởi tâm thức của mình, cung cách suy nghĩ của mình. Tâm thức của chúng ta bị thống trị hay khống chế bởi những cảm xúc nhiễm ô hay phiền não như vướng mắc và giận dữ. Đấy là tại sao chúng ta chui đầu vào đủ thứ khó khăn và rắc rối. Bởi vì tâm thức chúng ta không ở dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta bị say đắm si mê bởi tâm thức và tâm thức chúng ta bị vẫn đục bởi những nhiễm ô. Đây là việc chúng ta dấn thân vào tất cả những khó khăn. Điều này giống như một đứa bé, một đứa bé rất dễ thương nhưng bị hư hỏng. Những cảm xúc phiền não hay bị nhiễm ô đầu độc tâm thức chúng ta, có thể nói như vậy. Khi một đứa bé kết bè kéo cánh với những kẻ đầy thói hư tật xấu nó học đòi theo những thái độ ngỗ nghịch và khi chúng ta thấy những đứa trẻ đó chúng ta nghĩ thật buồn làm sao với cung cách cư xử của chúng.

Trong ý nghĩa ấy những nhiễm ô và vọng tưởng đã làm cho chúng ta giống như những đứa trẻ ấy. Tâm thức chúng ta đã bị đầu độc biết dường bao bởi chúng và điều này là tại sao chúng ta nghe về những người có ý định tự tử. Khi chúng ta dừng lại để quán chiếu về việc tại sao ai đấy đã làm như thế, chúng ta không có câu trả lời. Điều này dường như không tránh khỏi với chúng ta. Sự thật là chúng ta không thể kiểm soát tâm thức của chúng ta và tâm thức chúng ta đã thống trị chúng ta. Tâm thức trái lại bị bao phủ bởi những cảm xúc tiêu cực và đấy là tại sao chúng ta có thể đi đến những cực đoan như thế.

Khi nhiễm ô chi phối tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ thấy mình làm nhiều hành vi không thích đáng và bằng cách nào đấy khi một vọng tưởng đặc thù sinh khởi trong tâm thức chúng ta, tại thời điểm ấy chúng ta giống như biến thành điên rồ. Chúng ta không giống như một người bình thường và chúng ta làm những hành động mà đáng lẽ chúng ta không nên làm. Chúng ta đáng lẽ hổ thẹn với những việc làm như thế nhưng chúng ta đã trở nên một người không biết xấu hổ. Vọng tưởng đang khống chế thái độ của chúng ta. Chúng ta tiếp nhận quá nhiều can đảm để làm những việc nào đó, mà chúng ta trở nên không sợ sệt gì cả và làm những hành động mà đáng lẽ chúng ta không nên làm.

Đấy là việc nhiễm ô đã khống chế chúng ta như thế nào và thúc đẩy chúng ta làm như thế những thứ mà thật sự chúng ta không nên làm.

Khi vọng tưởng sinh khởi trong tâm thức chúng ta và nó sai khiến thái độ chúng ta, tất cả những hành vi của chúng ta trở thành tiêu cực. Chúng ta không thể dự tính những thái độ tích cực được tạo nên dưới ảnh hưởng của vọng tưởng. Như Đại tổ sư Long Thọ đã từng nói rằng những hành vi phát sinh từ sự tham đắm, giận dữ và si mê là những hành vi tiêu cực, hay ác nghiệp. Bằng những điều ấy, Long Thọ đang nói với chúng ta rằng nếu chúng ta hành động dưới sự chỉ huy của vọng tưởng, chúng ta không thể mong đợi việc tạo dựng hòa bình và hạnh phúc.

Hòa bình và hạnh phúc không thể đến từ những hành động được tạo nên dưới tác động của vọng tưởng. Nếu chúng ta thật sự muốn một nền hòa bình và hạnh phúc chân thành và vì đời sống chúng ta trôi đi một cách êm ả, chúng ta cần phải rèn luyện tâm thức chúng ta, chúng ta nên thuần hóa tâm thức chúng ta. Khi chúng ta tập luyện tâm thức chúng ta đời sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn và chúng ta sẽ trãi nghiệm hòa bình và hạnh phúc.

Như chúng ta biết có những người không tin tưởng vào sự tái sinh hay đời sống tiền kiếp và tương lai sau đời sống hiện tại. Nhưng rồi thì cũng có những người tin tưởng ở tiền kiếp và hậu thân và trong đó cũng những người cảm thấy rằng những người Tây Tạng khi chết sẽ tái sinh như những người Tây Tạng và những điều giống như thế. Đây là cung cách suy nghĩ của họ và tôi không có điều gì đề nói về việc này.

Khi một người tin tưởng ở sự tái sinh nếu người ấy chấp nhận điều này như một sự thật rằng những hành vi nghiệp báo tốt hay xấu của chúng ta quyết định cho loại tái sinh mà chúng ta sẽ đạt được, thế thì sau đó chúng ta không thể duy trì sự hài lòng bằng sự kiện rằng chúng ta có đủ thực phẩm, áo quần, và nơi trú ngụ. Chúng ta cần thẩm tra; chúng ta cần nhìn vào chính mình và quán chiếu khi chúng ta chết chúng ta sẽ đi về chốn nào. Loại tái sinh nào chúng ta sẽ đạt được? Đây là điều rất quan trọng cho mỗi người chúng ta tự hỏi mình và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.

Trong một ý nghĩa nào đấy, sự hiện hữu của những đời sống tiền thân đã trở thành một vấn đề rắc rối cho nhiều người và họ thấy rằng khó tin tưởng trong khái niệm này. Trong Phật giáo, trong nhiều kinh luận thậm thâm có những trình bày về lý luận khác nhau để chứng minh sự thiết lập những đời sống tiền kiếp cũng như những kiếp sống tương lai. Trong việc thảo luận những luận lý này liên hệ những nguyên nhân cụ thể của tâm ý thức tinh thần, thời khắc trước của kinh nghiệm hay trong hình thức của quen thuộc hay thân mật mà chúng ta đã từng có trong quá khứ, nhằm để thấu hiểu những lý do thiết lập nên thuyết tái sinh như thế nào, chúng ta cần phải có sự hiểu biết với luận lý học và siêu hình học Phật giáo. Trái lại chúng ta không thể nắm bắt khái niệm này.

Tôi sẽ không đi vào những lý thuyết này nhưng tôi muốn nhân cơ hội này để tuyên bố rằng có một dấu hiệu rõ ràng rằng có những đời sống tiền kiếp. Thí dụ trong những người có cùng quốc tịch hay chủng tộc có một số người trong xinh đẹp hay lịch sự và có những người khác thì kém hơn về phần này. Những sự khác biệt này phải có nhân duyên (hay những nguyên nhân và điều kiện tiền kiếp); nó không thể chỉ xãy ra mà không có nguyên nhân. Thế thì khi chúng ta truy tầm thân thể vật lý này đến bào thai của người mẹ.

Chúng ta không thể tạo nên những hành vi nghiệp báo tốt hay xấu trong tình trạng ấy vì thế chúng ta không thể nói rằng những hành vi trong bào thai bà mẹ là nguyên nhân. Điều này biểu lộ những sự tồn tại trước đây và giúp để hổ trợ cho ý tưởng rằng đã từng có những đời sống quá khứ.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy những sự khác nhau trong chúng ta như trong thương trường có những người rất thành công, rộ nở trong khi những người khác đang vật vả. Họ đầu tư giống nhau trong công việc với cùng nổ lực và máy móc tương tự nhưng vẫn có những sự khác biệt rất lớn trong thành đạt. Chúng ta tìm thấy những sự khác nhau trong những đứa trẻ của cùng một gia đình; một số rất thành công và xinh xắn trong khi những đứa khác thì không đẹp bằng và cũng không thành công bằng. Thế thì tất cả những sự khác nhau này chúng ta tìm thấy phải có những nhân duyên như căn bản của chúng.

Trong đời sống này, chúng ta có thể đặt cùng khối lượng nổ lực trong cùng một sự cố gắng nhưng có những sự khác biệt lớn lao trong thành công. Như khi chúng ta nhìn vào điều này chúng ta phải khám phá ra sự hổ trợ cho những đời sống quá khứ, những gì chúng ta làm trong quá khứ.

Chúng ta cũng có thể nói về những đứa trẻ được giáo dục trong cùng một cách, cùng một trường học, học cùng một giáo viên, với cùng những điều kiện thuận lợi tuy thế có một sự khác biệt lớn lao giữa những học sinh. Một số học tập rất nhanh chóng trong khi những đứa khác dường như hoàn toàn khó khăn trong học tập. Tại sao có những sự khác biệt lớn lao này? Cũng như những điều kiện thuận lợi được xem xét đến và tất cả những việc mà có thể được hoàn thành trong kiếp sống này được quan tâm đến, tất cả chúng có cùng cơ hội nhưng tại sao có những sự khác biệt rộng rãi trong những học sinh? Tôi nghĩ rằng điều này phải có liên hệ đến những gì mà chúng ta đã làm trong quá khứ.

Chúng ta thật sự tìm thấy những người với cá tính và thể hiện như họ rất có uy lực. Chỉ bằng sự hiện diện của họ, họ ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác. Điều dường như không là một phẩm chất đạt được mà là một phẩm chất bẩm sinh mà họ có và tôi nghĩ rằng phẩm chất này có thể truy tầm được trong những đời sống tiền thân. 

 

Về Menu

đường tu hoàng mạo: diệu lạc và tính không duong tu hoang mao dieu lac va tinh khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nhin qua ba diem la biet ro mot gia dinh co hung Thay đổi độ cao đột ngột có thể hÓn quê dai î ï việt nguoi thi dau kho kinh vu lan hay nhu song noi Nghiep có nên hay không Hạnh phúc trong sân chùa to hiep Hai thời tuc luà n hàm phat giao ph穩a hàn quốc trong tôi là dau nam huong ve tam phận gia tai me de lai cho con xây dựng một xã hội nhân ái đời mì xào chay Trước khi ngủ chuyến Ngồi thiền 因无所住而生其心 Phật giáo 隨佛祖 dung loi hen voi thoi dinh luat can ban trong doi song rÃƒÆ 2013 GiÒi ï½ đò thổ bo phim sinh dong ve cuoc doi steven 真言宗金毘羅権現法要 Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài anh sang va tu tai ï¾ Giáo 正法眼藏 お仏壇 お供え 15 tien trinh chet