Giác Ngộ - Vừa về nước được ba ngày, chưa kịp đi thăm viếng hết thân bằng quyến thuộc thì chị Pháp Lạc đến nhà rủ đi Đồng Tháp dự thiền thất ở chùa Tam Bảo. Tôi từ chối, viện lý do lần này về nước chỉ có ba tuần, có rất nhiều công việc cần phải làm.

Duyên lành với khóa tu thiền thất

Giác Ngộ - Vừa về nước được ba ngày, chưa kịp đi thăm viếng hết thân bằng quyến thuộc thì chị Pháp Lạc đến nhà rủ đi Đồng Tháp dự thiền thất ở chùa Tam Bảo. Tôi từ chối, viện lý do lần này về nước chỉ có ba tuần, có rất nhiều công việc cần phải làm.

Nhưng chị Pháp Lạc cứ thuyết phục mãi, còn hứa khi về sẽ phụ tôi hoàn tất mọi chuyện. Không còn cách gì thoái thác được nữa nên tôi cùng chị Pháp Lạc đã đến chùa Tam Bảo ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp dự khóa tu thiền thất theo pháp môn Tổ Sư Thiền của cố Hòa thượng Thiền sư thượng Duy hạ Lực truyền dạy.

S_NG __O- 604.jpg

T
ứ chúng của khóa tu thiền thất tại chùa Tam Bảo, năm 2011

Tại chùa Tam Bảo, mỗi tháng có một kỳ thiền thất từ 14 đến 20 (âm lịch). Kỳ thiền thất này tổng số tứ chúng là 140 vị (83 Tăng Ni và 57 nam nữ cư sĩ) đến từ Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bạc Liêu, Kiên Giang… Tất cả thiền sinh đều được ăn ở miễn phí, chỉ tùy hỷ cúng dường.

Đêm trước khóa tu thiền thất, đại chúng có buổi họp nghe đọc thanh quy thiền đường, quy củ thiền thất, sáu pháp lục hòa và thành lập các ban như tuần hương, hành đường… Thượng tọa Thiền chủ nhắc nhở tứ chúng nỗ lực công phu, chấp hành đúng thiền môn quy củ. Mỗi ngày công phu 11 giờ bao gồm tọa thiền và kinh hành. Sáng và chiều, mỗi buổi có nửa giờ nghe băng khai thị của Hòa thượng Thiền sư. Để bảo vệ sức khỏe, đại chúng tập “Hương công” mỗi ngày hai lần.

Thời tiết ở Việt Nam nóng hơn rất nhiều so với  California, Hoa Kỳ, khiến tôi rất khó chịu. Đặc biệt, trong đạo tràng có một bé gái 8 tuổi đang nghỉ hè được ba mẹ gởi đến theo đại chúng tu tập và một vị Ni trưởng 80 tuổi. Nhìn hình ảnh rất dễ thương của cháu bé và vị Ni trưởng đi kinh hành phải chống gậy khiến tôi được khích lệ rất nhiều. Cố gắng vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, tinh tấn công phu.

Vì đêm trước ngủ ít do lạ chỗ và nóng nực, hôm sau trong lúc tọa thiền tôi bị hôn trầm. Sư cô đi tuần hương đã đánh hương bảng vào vai tôi để nhắc nhở. Đến giờ nghe băng giảng khai thị, Hòa thượng Thiền sư kể chuyện vua Khang Hy đời nhà Thanh, một hôm đến viếng chùa Cao Mân ở tỉnh Giang Tô, nghỉ lại đêm.

Vua lên thiền đường công phu cùng đại chúng. Khi đang tọa hương (tọa thiền) thì bị vị Tăng tuần hương đánh cho một hương bảng. Vua tức giận, đến phương trượng nói với Hòa thượng trụ trì: “Trẫm không có hôn trầm, tại sao lại bị đánh hương bảng đau như vậy?”. Hòa thượng gọi vị Tăng tuần hương đến hỏi nguyên do.

Vị Tăng ấy nói rằng: “Nhà vua trong lúc tọa thiền không hôn trầm nhưng mà vọng tưởng lăng xăng, chỉ nghĩ đến cung phi mỹ nữ”. Lúc ấy, bị nói trúng tim đen, nhà vua mới chịu phục, không tức giận nữa. Vị Tăng ấy đã kiến tánh, nên biết rõ tâm của người khác. 

Và ngày khác, Hòa thượng Thiền sư kể chuyện lợi ích của thiền đường: Gần chùa Cao Mân, có một người đàn ông làm nghề bán đậu hủ. Một hôm, ông đến chùa cúng dường 100 miếng đậu hủ. Vị Tăng tri khách hướng dẫn ông ta lên thiền đường tọa thiền cùng đại chúng. Trong lúc tọa thiền, ông ta nhớ lại những việc làm bất thiện của mình trong quá khứ như thích ăn thịt chó, đã từng sát hại nhiều con chó để ăn nhậu. Ông ta cảm thấy hối hận và tự hứa sẽ chừa bỏ.

Sau đó vài năm, người này bị bạo bệnh, qua đời. Khi thần thức đến cõi âm gặp Diêm Vương, phán quan trình báo những việc làm thiện ác của ông ta trong đời. Diêm Vương liền quát: “Cho nó đầu thai làm chó!”. Nhưng phán quan xem kỹ lại và nêu lên việc ông ta đã cúng dường đậu hủ, từng đi kinh hành, tọa thiền trong thời gian một cây hương ở chùa Cao Mân. Diêm Vương bảo: “Thiền đường rất hữu ích cho thế gian, sau này quý thầy còn có thể độ cho ta. Thôi cho hắn sống  thêm 30 năm nữa”.

Lúc ấy, người nhà sắp tẩn liệm, bỗng thấy ông ta cử động, ngồi dậy. Mọi người hoảng sợ, bỏ chạy. Ông ta liền nói: “Đừng sợ, đừng sợ, Diêm Vương cho tôi sống thêm 30 năm nữa”. Rồi dẫn tất cả mọi người đến nhà họ Triệu ở láng giềng. Nhà này có con chó cái vừa sanh một đàn con, một con đã chết. Ông ta nói đó là thân trước của mình. Câu chuyện này do Thiền sư Lai Quả kể ra trong quyển “Tham thiền phổ thuyết”.

Ở Hoa Kỳ, vợ chồng tôi quản lý một trường mẫu giáo. Chúng tôi bảo lãnh mấy đứa em qua để phụ giúp. Vì thế hàng năm thường có thời gian trở về nước để làm công tác từ thiện xã hội. Chúng tôi cũng hay đi du lịch các nơi.

Ở Pháp, chúng tôi đã từng tham dự khóa tu tại Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh. Chúng tôi từng tham dự khóa tu thiền của Phật giáo Tây Tạng, do Lạt ma Zopa hướng dẫn tại Kathmandu, Nepal. Tại Bodhgaya, Ấn Độ, chúng tôi cũng đã dự lễ Kalachakra, một lễ kết nạp đặc biệt, chỉ có Đức Đạt lai Lạt ma mới có quyền chủ trì và ngài chỉ cử hành chừng vài ba lễ trong đời. Quyền lực tạo ra bởi lễ Kalachakra được dân Tây Tạng tin tưởng có thể hóa giải các trở lực nguy hại và ngăn chặn thảm họa.

Chúng tôi xếp hàng, đến trước Đức Đạt lai Lạt ma, được ngài đặt tay lên đầu chúng tôi và chúc phúc. Chúng tôi đã chiêm bái Tứ động tâm, tắm trong dòng sông Hằng linh thiêng. Chúng tôi từng trú ngụ tại Việt Nam Phật Quốc Tự của thầy Huyền Diệu. Chiêm ngưỡng thỏa thích đỉnh Everest và dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ. Ở Trung Hoa, chúng tôi từng viếng Thiếu Lâm Tự, nơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma diện bích chín năm.

Tham quan suối Tào Khê, chùa Nam Hoa, nơi thờ nhục thân Lục tổ Huệ Năng, Tổ Hám Sơn, Tổ Đơn Điền. Thăm chùa Bạch Mã, nơi ngài Huyền Trang dịch kinh. Viếng Lô Sơn, động Đôn Hoàng v.v… Chúng tôi cũng từng đặt chân tới Đế Thiên Đế Thích ở Campuchia. Chiêm bái chùa Vàng, những ngôi đại tự uy nghi lộng lẫy của Thái Lan, Myanmar, Lào. Tại Nhật Bản, chúng tôi đã chiêm bái những thiền viện cổ xưa nổi tiếng nơi Tổ Đạo Nguyên, Thiền sư Bạch Ẩn từng trụ trì.

Ở Sri Lanka, người dân sùng tín Phật giáo một cách đáng nể phục. Chúng tôi đã chiêm bái cội bồ đề ở Anuradhapura là một nhánh của đại thọ bồ đề ở Bodhgaya được nữ tôn giả Sanghamitta con vua Asoka, một vị Ni đã đắc quả A la hán, đưa sang hồi thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên...

Chiều ngày cuối cùng của thiền thất, trong buổi tọa đàm, tôi đã chân thành nói lên cảm nghĩ của mình. Sau bảy ngày công phu tu tập cùng đại chúng, được nghe những lời khai thị của Hòa thượng Thiền sư, tôi tự xét bản thân mình trong những năm tháng đã qua, đối với Phật pháp, tôi chưa thực sự thực hành tu tập một pháp môn nào.

Dù tôi đã tham quan chiêm bái rất nhiều thánh tích nhưng chỉ để thỏa mãn tánh hiếu kỳ, để khoe khoang cùng bạn bè, ta đi khắp đó đây, biết nhiều hiểu rộng.

Khóa tu kết thúc nhưng pháp âm của Thiền sư vẫn còn vang vọng: “Chúng ta đã trải qua sáu nẻo luân hồi trong vô lượng kiếp, lặn hụp mãi trong biển khổ, không bao giờ được giải thoát, nếu cứ buông trôi cuộc đời theo lục dục thất tình. Chúng ta phải biết nhàm chán, sợ hãi sinh tử luân hồi. Phải tìm mọi cách thoát ra khỏi ‘căn nhà lửa’ để đạt được an lạc vĩnh hằng.

Tùy theo căn cơ trình độ, sở thích, chúng ta hãy chọn cho mình một trong những pháp môn của Đức Phật Thích Ca đã truyền dạy. Đặt việc công phu tu tập lên hàng đầu. Những việc khác chỉ tùy duyên giải quyết. Chúng ta đừng tự ti mặc cảm mình là chúng sanh hạ liệt, không thể nào đạt đến giác ngộ giải thoát.

Sau khi vừa chứng ngộ, câu đầu tiên Đức Phật đã thốt lên: Lạ thay, tất cả chúng sanh đều sẵn có đức tướng, trí tuệ Như Lai. Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước, nên không thể chứng đắc. Kinh Phạm Võng, Đức Phật đã khẳng định: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Chúng ta sẵn có Phật tánh đồng như chư Phật không sai khác. Nhưng vì vô lượng kiếp trôi lăn trong sanh tử luân hồi, Phật tánh đã bị che khuất, bởi tham, sân, si…

Bây giờ, phải nỗ lực công phu tu tập loại bỏ vọng tưởng chấp trước, phá tan màn vô minh để Phật tánh hiển lộ. Lúc ấy, chúng ta mới có thể tự do tự tại, chấm dứt tất cả khổ, chấm dứt sanh tử luân hồi. Mới có thể sử dụng Phật tánh của mình cứu độ chúng sinh như chư Phật. Cũng ví như quặng vàng, phải cho vào lò luyện, loại bỏ đất đá, sỏi cát, để lấy vàng ròng, mới chế biến thành đồ trang sức quý giá”.

Tổ Sư Thiền do Đức Phật truyền trao cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Đến đời thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma mang thiền truyền sang Trung Quốc và phát triển rực rỡ tại xứ sở này. Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều vị Tổ sư kiến tánh, nổi bật nhất là Thiền sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Trúc Lâm Tam Tổ, Liễu Quán…

Sau khóa tu thiền thất, tôi đã có quyết định dứt khoát chọn cho mình pháp tu thiền là pháp môn tu tập để đạt đến cứu cánh giải thoát. Xin tri ân chị Pháp Lạc đã thuyết phục tôi tham dự khóa tu thiền thất tại chùa Tam Bảo. Thành kính tri ân Hòa thượng Thiền sư thượng Duy hạ Lực, cùng Thượng tọa Thiền chủ và tứ chúng chùa Tam Bảo.

Diệu Tịnh


Về Menu

Duyên lành với khóa tu thiền thất

lÃÅ song muôn Trò Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước nhất tâm la m Dịch Già vấn sang 永平寺 5 tan o thai lan Chay nhung cau doi hay cho ngay tet cánh hoai niem ve mot vi truong lao ni chung Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 ap Người thầy vỡ lòng Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ húy kỵ kh o Gi tich Chuyện xưa mai trắng Hà thành thiền sư thích nhất hạnh hướng dẫn dạy tieng ДГІ Gia 自悟得度先度人 a Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm bởi lẽ vi sao song tu te voi nguoi khac ma luon gap canh テス Phật giáo bài giảm cân vuot nao de Giảm béo bụng bằng trái cây Ăn uống thế nào để sống thọ Cocaine phá hủy tim mạch Những Cà chua chống được nhiều căn bệnh Niệm V à nghi ve phai thien nhap the ón một nửa nên thuận