Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước
Duyên và Nợ trong Phật giáo


Người ta thường nói, người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả ơn cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, tới để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt.

Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa đứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này, là anh em của kiếp trước, tới chia sẽ những tâm sự chưa nói hết.

Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra kiếp trước.

Đây không phải là mê tin, là nhân quả, là số kiếp. Phật nói: Nếu không nợ nhau, làm sao gặp gỡ.

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau.

Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ).

Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.

Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:

“Vì sao ở thế gian có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay? Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?

- Đó là duyên, nợ đã hết:

Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?

Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng không bỏ được?

Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?

Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật!

Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp.

Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.

Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.

 
Thiện Tâm

Về Menu

duyên và nợ trong phật giáo duyen va no trong phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

อธ ษฐานบารม Bệnh đau khớp vai 必使淫心身心具断 横柱指合掌 천태종 대구동대사 도산스님 色登寺供养 随喜 本事 佛 Nghĩ về ba yêu dấu 佛经讲 男女欲望 寺庙的素菜 5 thói quen có hại cho sức khỏe người Chén cơm đầy của Me 佛教算中国传统文化吗 曹洞宗総合研究センター 仏壇 拝む 言い方 深恩正 雷坤卦 二哥丰功效 Đậu hũ cay xốt nấm Cha tôi 一念心性 是 tang có phải cái chết đã nhẹ tựa lông อ ตาต จอส зеркало кракен даркнет 築地本願寺 盆踊り 饿鬼 描写 阿那律 净土网络 佛教書籍 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう thơ 佛教教學 上座部佛教經典 市町村別寺院数 ภะ 陧盤 浄土宗 2006 モダン仏壇 Hoa lòng tặng mẹ câu chuyện người mù sờ Thiên Thảo trà ổn định đường huyết ประสบแต ความด 仏壇 通販 安い 日本仏壇センター Nhớ khói quê nhà ÄÆ Làm sao biết chứng hiếu động さいたま市 氷川神社 七五三 鎌倉市 霊園 墓地の販売と購入の注意点