Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước
Duyên và Nợ trong Phật giáo


Người ta thường nói, người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả ơn cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, tới để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt.

Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa đứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này, là anh em của kiếp trước, tới chia sẽ những tâm sự chưa nói hết.

Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra kiếp trước.

Đây không phải là mê tin, là nhân quả, là số kiếp. Phật nói: Nếu không nợ nhau, làm sao gặp gỡ.

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau.

Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!

Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.

Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.

Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ).

Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.

Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:

“Vì sao ở thế gian có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay? Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?

- Đó là duyên, nợ đã hết:

Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?

Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng không bỏ được?

Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?

Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật!

Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp.

Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.

Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.

 
Thiện Tâm

Về Menu

duyên và nợ trong phật giáo duyen va no trong phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ภะ そうとうぜん 梵僧又说 我们五人中 南懷瑾 上座部佛教經典 Đại sư Kyabje Gelek Rinpoche viên tịch 6 lợi ích cho sức khỏe từ cây 佛教名词 Ä á 天风姤卦九二变 お仏壇 飾り方 おしゃれ 陀羅尼被 大型印花 ä½ æ Ăn gừng để trị sỏi mật hôi 人鬼和 淨界法師書籍 พ ทธโธ ธรรมโม niem tin vao phat duoc su lịch sử phật giáo nam tông tại huế sự sống tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo Tết Đoan ngọ món chay từ rau câu chân vịt và củ quả ngam chị Khà 佛陀会有情绪波动吗 ç Ç Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 Những 八吉祥 山地剝 高島 白話 บทสวด 曹洞宗 長尾武士 Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi 能令增长大悲心故出自哪里 提等 Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh 华严经解读 戒名 パチンコがすき TÃ Æ 弥陀寺巷 心中有佛 nỗi đau của thực vật có hay không Lòng biết ơn xác lập kỷ lục pho tượng phật nhập Triết học Phật giáo Chùa Quang Minh Quan thế âm 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相