Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;mso-para-margin:0in;mso-para-margin-bottom:.0001pt;mso-pagination:widow-orphan;font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";mso-ansi-language:#0400;mso-fareast-language:#0400;mso-bidi-language:#0400;} Giác Ngộ - Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lạicàng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngoncơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Chỉ hai câu ngắn ngủi đó nhưng đã làmcho tôi học được biết bao điều.

	Giá trị của việc ở sạch

Giá trị của việc ở sạch

Giác Ngộ - Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Chỉ hai câu ngắn ngủi đó nhưng đã làm cho tôi học được biết bao điều.

Ngày còn là học sinh, mỗi khi bà làm cơm cho gia đình thường hay dọn dẹp rất sạch sẽ, không chỉ vậy mà nhà cửa luôn ngăn nắp, mặc dù tuổi bà đã cao. Tôi đi học về chỉ biết an hưởng thành quả ấy mà không biết đằng sau đó chứa đựng một bài học vô giá.

Tôi cho rằng bà quá nghiêm khắc và khó tính khi bắt tôi phải rửa lại cái chén, xếp lại đồ đạc trong nhà nếu chưa làm vừa ý của bà. Mỗi lần như vậy tôi đều cảm thấy như mình bị chê trách là không biết làm gì. Tôi đã nhìn nhận những điều ấy theo một lý do rất tiêu cực để trấn an bản thân mình mỗi khi phải vâng lời như: “Bà thuộc thế hệ người xưa nên khó tính”. Tôi luôn ao ước mình thoát khỏi sự kiểm soát này để làm những điều mình thích. Cuối cùng, điều đó đã thành sự thật.

Tôi vào đại học với sự vui sướng của một người đang có được tự do. “Vào Sài Gòn” - cái cách của những người dân quê như chúng tôi hay gọi, là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của những người muốn đi lập nghiệp nơi xứ khác. Và chính nơi này đã cho tôi nhận ra được giá trị của những điều mà tôi xem là hà khắc ngày xưa.

So với chúng bạn ở cùng phòng, tôi được nhận xét là người kỹ tính, hầu như lúc nào cũng phải ngăn nắp. Thế nhưng những lời nhận xét ấy cũng không mang lại cho tôi một sự khác biệt nào trong suy nghĩ vì có lẽ đó là thói quen giống như ngày còn ở nhà. Nghĩ hè, tôi ghé về nhà bà họ của tôi chơi, ở đó một thời gian, tôi đã nhận được lời khen cho sự gọn gàng và ý tứ của mình. Lần đầu tiên trong đời tôi mới thấy thật hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho người khác.

Khi đã kết duyên lành với Phật pháp, tôi luôn cố gắng giữ cho bản thân để tránh việc sát sanh nhưng dường như rất khó khăn vì muỗi, kiến, gián lúc nào cũng xuất hiện ở mọi nơi. Tôi tìm nhiều cách để không giết chúng mà có thể khiến chúng ít xuất hiện hơn, suy nghĩ mãi cũng không tìm ra cách nào phù hợp.

Một hôm nhìn thấy đàn kiến lửa đang diễu binh trên nền nhà, tôi chỉ muốn đập cho chúng một trận nhưng kịp kìm lòng lại. Tôi vội tưới nước vào để chúng chạy đi nhưng không kết quả. Tôi bắt đầu tìm nguyên nhân tại sao lũ kiến lại kéo đến nhiều như thế. Tìm khắp phòng, cuối cùng tôi phát hiện ra một con gián chết, chung quanh là một đám kiến đang bu dày đặc. Tôi dọn con gián ấy đi và lau sạch sẽ, tránh không làm tổn hại đến kiến mặc dù tôi rất ghét chúng. Một lúc sau, kiến bò đi sạch. Rất nhiều lần như vậy, tôi nhận ra một điều rằng nếu mình ăn ở sạch hơn, sẽ làm cho những con vật mà mình không thích ít xuất hiện, kinh nghiệm đó giúp tôi giảm bớt phần nào việc sát sanh.

Tôi thầm cảm ơn những lần “khó tính” của bà. Tôi nghĩ nếu mọi người đều tự ý thức giữ gìn sạch sẽ tất cả mọi nơi mà họ đến, sẽ góp phần mang lại một môi trường an lành. Đây là điều đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, và điều dễ dàng này cũng là một cách xây dựng thiện căn vốn có trong mỗi con người.

Duyên Ngộ


Về Menu

Giá trị của việc ở sạch

nhan dien cai chet va hanh phuc 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Trần Nhân Tông một ông Vua Phật Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm 魔在佛教 tiếng chim kêu xé lòng Các món ăn chay từ mít Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước duy trì và trao truyền lời của đức bồ tát có thật không chương x phật giáo đại thừa hệ vô Chỉ mất 200 đồng rau củ quả sẽ thiền sư ajahn chah tâm thái chương iii giai đoạn quan hệ và hợp Sám hối Bánh cộ hương sắc đặc trưng trên bàn nang luong tam va nen van minh tu huy 寺院 ngoi chua noi tieng nhat tp nha trang tuệ đời sống là mong manh Cân nặng liên quan thế nào đến đau gởi người mẹ yêu dấu của con tột cùng của phật pháp là an lạc Cảm nghị niệm Phật Chùa Sùng Phúc 长寿和尚 bon phan cua phat tu tai gia 若我說天地 chuyện người trẻ xuất gia Bệnh tiểu đường Diabetes Tản mạn từ chuyện sát sinh Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 47 ngày tầm cầu an theo tinh thần kinh phước đức hạnh nguyện đức bồ tát quán thế âm Đạo Sự lo lắng của cha mẹ cũng Lễ giỗ lần thứ 996 Quốc sư Vạn Hạnh 怨憎会是什么意思 tinh khoi pháp môn dựa trên nền tảng tự lực trẠcà 浙江奉化布袋和尚 the nao la thuong toa nham thay doi tam thai de thay doi cuoc doi 乾九