Giác ngộ, danh từ được dịch nghĩa từ chữ bodhi
Giác ngộ là gì ?

(बोधि) của Phạn ngữ và Pali. Người giác ngộ hoàn toàn là vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
Ngài sinh ra như một con ngừơi, sống như một con người và kết thúc cuộc đời như một con người, nhưng lại là con người có toàn năng, toàn trí, toàn giác.

Ngài luôn luôn sống trong trí tuệ thấy biết mọi sự vật hiện tượng đúng như thật, do Ngài đã trải qua quá trình tu tập chuyển hóa thân tâm, loại bỏ phiền não tham, sân, si chiến thắng được những dục vọng của tự thân, đưa đến phát minh trí tuệ và chứng ngộ chân lý.

Ngài có nói: " Chiến thắng vạn quân binh không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là một chiến công oanh liệt. "

Từ kinh nghiệm bản thân, đức Phật thấy con người có khả năng thành đạt trí tuệ, chứng ngộ chân lý và là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn không phụ thuộc vào ân huệ của một quyền năng siêu nhiên nào bên ngoài. Chính nơi con người tiềm ẩn một năng lực phát triển vô hạn, đó là nguồn sống bao la của vũ trụ, sở dĩ chưa trực nhận và khai triển được vì còn bị vô minh che khuất.

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện tại Ấn Độ. Các đạo sĩ thường bàn luận về câu hỏi: Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ? Một hôm, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có Ngài ẩn sĩ Cồ Đàm là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trích Trung Bộ, kinh 91).

Vị đạo sĩ Brahmayu nói : " Kính thưa Ngài Cồ Đàm, tôi có vài thắc mắc muốn hỏi Ngài ".

Đức Phật mời ông nêu ra những thắc mắc trong lòng.

Vị đạo sĩ nêu ra các câu hỏi qua một bài kệ bốn câu, đại ý chính là :

Làm thế nào để được gọi là Phật, một Bậc Giác ngộ?

Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:

" Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.

Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.

Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.

Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật ".


Nếu ngày nào đó có người nào hỏi: " Bạn quy y Tam bảo chính yếu là để làm gì? Bạn giữ giới để làm gì? Bạn hành thiền để làm gì? " thì câu trả lời của Đức Phật ở trên sẽ giúp bạn là : " Để biết rõ những gì cần hiểu rõ. Để loại bỏ những gì cần phải bỏ. Để tập tu những gì cần tu tập ".
 
Kính bút     

TS Huệ Dân  


 

Về Menu

giác ngộ là gì ? giac ngo la gi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

イス坐禅のすすめ 欲移動 phật giáo là trí tín chứ không mê tín chua bongeun chon binh yen cho tam hon หล กการน งสมาธ 簡単便利 戒名授与 水戸 gs ngô bảo châu với chủ đề suy nghĩ 仏壇 通販 安い 日本仏壇センター 1 อ ตาต จอส Chọn và chế biến nấm ï¾ Tùy 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 åº お仏壇 お手入れ Bá i กรรม รากศ พท 金宝堂のお得な商品 hòa thượng thích huệ hưng 1917 一仏両祖 読み方 四念处的修行方法 ß 父母呼應勿緩 事例 ban ve van de nhan qua trong doi song hien tai chánh 迴向 意思 ï¾ ï½ giao su trinh xuan thuan noi ve khoa hoc va phat 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 พนะปาฏ โมกข chúng ta đi chùa để cầu xin hay để chet la dieu chac chan 百工斯為備 講座 無分別智 hấp 曹洞宗管長猊下 本 ส มมาอาช วะ hoa nghiem co tu 能令增长大悲心故出自哪里 Nhập thiền 菩提阁官网 そうとうしゅう 建菩提塔的意义与功德 phÃ Æ p 佛教蓮花 淨空法師 李木源 著書 法会 修妬路