Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ giải độc, có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình chế biến một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Giải độc rau củ khi chế biến

Đậu cô ve

Trong đậu cô ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây viêm. Nó còn hàm chứa dung huyết tố, dễ xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, các độc tố có trong đậu cô ve dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.
  Vì vậy, khi ăn đậu cô ve, cần phản thái thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.   Khoai tây mọc mầm
Trong mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố càng trở nên nghiêm trọng.

Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc, khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác dụng giải độc rất hữu hiệu. 
  Nấm kim châm

Trong nấm kim châm (rau châm kim) tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể, sau quá trình ôxy hóa sẽ trở thành một loại độc tố mạnh. Do vậy khi chế biến rau châm kim để tránh độc tố cần lưu ý: trước khi ăn nên dùng nước lạnh ngâm khoảng trên 2h, hoặc dùng nước sôi trần qua, khi nấu phải nấu cho chín kỹ mới được ăn.

Khi đi ăn tiệc, ăn nhà hàng nên ăn ít loại rau này vì dùng dưới 50g thì giảm nguy cơ gây độc. Khi bị trúng độc, phải lập tức bổ xung nước rồi đưa đi bệnh viện để xử lý kịp thời.
  Củ cải đường, rau cải thìa

Trong củ cải đường, rau cải thìa và một số chế phẩm khác chứa một loại muối gốc axít, lượng muối này sau khi vào cơ thể, có thể làm giảm lượng ôxy hóa và huyết sắc tố, mất đi công năng vận chuyển ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy xuất hiện độc tố.

Để giảm nguy cơ xuất hiện độc tố không nên ăn các loại rau này để lâu ngày. Không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn, hoặc trước khi ăn nên ngâm nước, trần qua rồi mới nấu thành món.

Theo Món ngon Việt Nam


Về Menu

Giải độc rau củ khi chế biến

イス坐禅のすすめ Tiểu sử HT Thích Hoằng Từ Vu lan Tản mạn về mẹ ペットメモリアル 栃木県 寺院数 横柱指合掌 簡単便利 戒名授与 水戸 四比丘 Một chế độ ăn chay đúng đắn î bai hoc quy gia tu loai chim thực tập chuyển hóa cảm xúc 佛子 Sài Gòn mùa ngóng gió อ ตาต จอส 五戒十善 佛教教學 Vu lan cúng dường bố thí đúng pháp 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm 欲移動 pham ngu co tu beomeosa mỗi người đều sẽ bị 2 nhân tố này 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 khi phật tử là doanh nhân tuong so khi phat tu la doanh nhan りんの音色 Nên dùng tảo SPIRULINA như thế nào 설두중현 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen người nam châm bí mật của luật hấp dẫn mỗi chúng ta 佛教中华文化 nguoi nam cham bi mat cua luat hap dan 父母呼應勿緩 事例 妙性本空 无有一法可得 hap dan moi chung ta 佛教蓮花 Đóa 迴向 意思 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Ngày ăn chay Việt Nam Tại sao không sống với hai chữ Mây trắng có thong dong å ä¹ æ song voi hai chu 五観の偈 曹洞宗 霊園 横浜