Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ giải độc, có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình chế biến một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Giải độc rau củ khi chế biến

Đậu cô ve

Trong đậu cô ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây viêm. Nó còn hàm chứa dung huyết tố, dễ xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, các độc tố có trong đậu cô ve dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.
  Vì vậy, khi ăn đậu cô ve, cần phản thái thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.   Khoai tây mọc mầm
Trong mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố càng trở nên nghiêm trọng.

Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc, khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác dụng giải độc rất hữu hiệu. 
  Nấm kim châm

Trong nấm kim châm (rau châm kim) tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể, sau quá trình ôxy hóa sẽ trở thành một loại độc tố mạnh. Do vậy khi chế biến rau châm kim để tránh độc tố cần lưu ý: trước khi ăn nên dùng nước lạnh ngâm khoảng trên 2h, hoặc dùng nước sôi trần qua, khi nấu phải nấu cho chín kỹ mới được ăn.

Khi đi ăn tiệc, ăn nhà hàng nên ăn ít loại rau này vì dùng dưới 50g thì giảm nguy cơ gây độc. Khi bị trúng độc, phải lập tức bổ xung nước rồi đưa đi bệnh viện để xử lý kịp thời.
  Củ cải đường, rau cải thìa

Trong củ cải đường, rau cải thìa và một số chế phẩm khác chứa một loại muối gốc axít, lượng muối này sau khi vào cơ thể, có thể làm giảm lượng ôxy hóa và huyết sắc tố, mất đi công năng vận chuyển ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy xuất hiện độc tố.

Để giảm nguy cơ xuất hiện độc tố không nên ăn các loại rau này để lâu ngày. Không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn, hoặc trước khi ăn nên ngâm nước, trần qua rồi mới nấu thành món.

Theo Món ngon Việt Nam


Về Menu

Giải độc rau củ khi chế biến

净土五经是哪五经 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 己が身にひき比べて phat chi 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo can vì sao gọi là đại thừa và tiểu thừa 43 cong an cua tran thai 1934 テス 経å 净地不是问了问了一看 お墓参り 30 tăng xán Thưởng thức món chay đầu tháng 荐拔功德殊胜行 chua Phương chúng å オンライン坐禅会 lua An nhiên giữa vùng xung đột こころといのちの相談 浄土宗 y ö toa nhu lai lay tam thien ha lam tam cua minh おりん 木魚のお取り寄せ 和尚为何多高寿 phương pháp trị giãn tĩnh mạch 佛教标志和纳粹的区别 chìa 大乘教 Hương vị cơm chùa Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 陈光别居士 Trà sen đất Việt tình thương và giáo dưỡng của trụ trì 繰り出し位牌 おしゃれ Ãnß 墓地の選び方 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 如闻天人 Hớn hở tìm nhau Cách chữa bệnh đơn giản từ bí đỏ thiền sư người mỹ phillip kapleau Mông sơn thí LẠm phía tâm bình thế giới bình 9 hòa bình bắt