Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ giải độc, có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình chế biến một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Giải độc rau củ khi chế biến

Đậu cô ve

Trong đậu cô ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây viêm. Nó còn hàm chứa dung huyết tố, dễ xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, các độc tố có trong đậu cô ve dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.
  Vì vậy, khi ăn đậu cô ve, cần phản thái thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.   Khoai tây mọc mầm
Trong mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố càng trở nên nghiêm trọng.

Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc, khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác dụng giải độc rất hữu hiệu. 
  Nấm kim châm

Trong nấm kim châm (rau châm kim) tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể, sau quá trình ôxy hóa sẽ trở thành một loại độc tố mạnh. Do vậy khi chế biến rau châm kim để tránh độc tố cần lưu ý: trước khi ăn nên dùng nước lạnh ngâm khoảng trên 2h, hoặc dùng nước sôi trần qua, khi nấu phải nấu cho chín kỹ mới được ăn.

Khi đi ăn tiệc, ăn nhà hàng nên ăn ít loại rau này vì dùng dưới 50g thì giảm nguy cơ gây độc. Khi bị trúng độc, phải lập tức bổ xung nước rồi đưa đi bệnh viện để xử lý kịp thời.
  Củ cải đường, rau cải thìa

Trong củ cải đường, rau cải thìa và một số chế phẩm khác chứa một loại muối gốc axít, lượng muối này sau khi vào cơ thể, có thể làm giảm lượng ôxy hóa và huyết sắc tố, mất đi công năng vận chuyển ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy xuất hiện độc tố.

Để giảm nguy cơ xuất hiện độc tố không nên ăn các loại rau này để lâu ngày. Không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn, hoặc trước khi ăn nên ngâm nước, trần qua rồi mới nấu thành món.

Theo Món ngon Việt Nam


Về Menu

Giải độc rau củ khi chế biến

co nhung noi am anh mang ten au Vui nào tạm bợ vui nào chân thật 色登寺供养 随喜 Nên hạn chế ăn nhiều muối Sự khởi đầu củaTịnh Độ tông Đầu năm theo mẹ đi chùa Lưu ý khi ăn đậu nành Ăn chay 禅诗精选 モダン仏壇 Giảm cân những điều Do đâu có những vết bầm trên da ấn さいたま市 氷川神社 七五三 佛教蓮花 Sữa có thật sự cần thiết cho trẻ Công dụng của măng tây 簡単便利 僧侶派遣 神奈川 緣境發心 觀想書 hôn nhân thiền Bo yêu người xuất gia đúng hay sai 首座 Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão phần 仏壇 拝む 言い方 往生的法籍法師 佛教教學 世界悉檀 佛子 경전 종류 鎌倉市 霊園 Mít kho sả ớt món chay quê hiểu về nhân quả 必使淫心身心具断 什麼是佛法 Cá n Mùa thu 陧盤 浄土宗 2006 曹洞宗総合研究センター mot thoang nho que xua Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối 雷坤卦 七五三 大阪 con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem VẠThực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả 佛经讲 男女欲望 閼伽坏的口感