Trong thực phẩm có loại có tác dụng hỗ trợ giải độc, có loại có độc tố cần được giải độc trong quá trình chế biến một số loại rau củ thông dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Giải độc rau củ khi chế biến

Đậu cô ve

Trong đậu cô ve có loại độc tố sau khi vào dạ dày nó kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh phản ứng gây viêm. Nó còn hàm chứa dung huyết tố, dễ xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, các độc tố có trong đậu cô ve dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.
  Vì vậy, khi ăn đậu cô ve, cần phản thái thành miếng nhỏ, mỏng, trần qua nước sôi rồi nhúng lại vào nước lạnh, nếu không phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố.   Khoai tây mọc mầm
Trong mầm cây của khoai tây có rất nhiều độc tố, có thể gây độc, dẫn đến tổn hại các cơ quan trong cơ thể. Khi khoai tây mọc càng nhiều mầm thì độc tố càng trở nên nghiêm trọng.

Sau khi khoai tây mọc mầm, nếu nhiều mầm thì bạn không nên ăn, nếu ít mầm có thể ăn được. Nhưng khi ăn nên ngâm trong nước một thời gian, để giải độc, khi nấu nên cho thêm một chút dấm, cũng có tác dụng giải độc rất hữu hiệu. 
  Nấm kim châm

Trong nấm kim châm (rau châm kim) tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể, sau quá trình ôxy hóa sẽ trở thành một loại độc tố mạnh. Do vậy khi chế biến rau châm kim để tránh độc tố cần lưu ý: trước khi ăn nên dùng nước lạnh ngâm khoảng trên 2h, hoặc dùng nước sôi trần qua, khi nấu phải nấu cho chín kỹ mới được ăn.

Khi đi ăn tiệc, ăn nhà hàng nên ăn ít loại rau này vì dùng dưới 50g thì giảm nguy cơ gây độc. Khi bị trúng độc, phải lập tức bổ xung nước rồi đưa đi bệnh viện để xử lý kịp thời.
  Củ cải đường, rau cải thìa

Trong củ cải đường, rau cải thìa và một số chế phẩm khác chứa một loại muối gốc axít, lượng muối này sau khi vào cơ thể, có thể làm giảm lượng ôxy hóa và huyết sắc tố, mất đi công năng vận chuyển ôxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu ôxy xuất hiện độc tố.

Để giảm nguy cơ xuất hiện độc tố không nên ăn các loại rau này để lâu ngày. Không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn, hoặc trước khi ăn nên ngâm nước, trần qua rồi mới nấu thành món.

Theo Món ngon Việt Nam


Về Menu

Giải độc rau củ khi chế biến

Phượng tím nhạc phố chiều mưa 净土网络 biển ngua 必使淫心身心具断 仏壇のお手入れ用品 さいたま市 氷川神社 七五三 tuc 陧盤 Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam 饒益眾生 曹洞宗総合研究センター 佛教蓮花 Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa Ï phat 鎌倉市 霊園 飞来寺 อธ ษฐานบารม 七五三 大阪 경전 종류 二哥丰功效 Lễ giỗ Tổ Tuệ Bích Phổ Giác lần 精霊供養 墓地の販売と購入の注意点 お墓参り Hành trang của người xuất gia Ðức 因地當中 Vì sao ung thư tuyến giáp ngày càng Phật giáo 墓石のお手入れ方法 佛教教學 Đồng Tháp Đại thọ bách tuế một vị อ ตาต จอส giã 佛教算中国传统文化吗 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 文殊 ÏÇ Kinh bát nhã イス坐禅のすすめ คนเก ยจคร าน 饿鬼 描写 Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 อธ ษฐานบารม 皈依是什么意思 Phật học Vườn Tâm trao giải Vượt 築地本願寺 盆踊り