GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

bo lời dạy căn bản của phật giáo tổ phục Dẫu tháng bảy qua đi cha me Bạn học cách giữ lửa cho tình yêu và hôn Hoàng đế A Dục một mẫu người dung ÐÐÐ tai uong truoc mat hoa phuc lanh steve jobs va thien Hương vị Trà tai sao lai co su khac biet trong he thong chua Thư tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam sắp chết niem tin va nghi luc Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa hay Điều hay cuoi len bạn nhé Ngưu bàng hầm mơ muối duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng nhung van nan tu su xung dot cung suy ngam ve 10 cau danh ngon cua gia cat tâm hoan hỷ song 錫杖 Quan niệm Phật giáo về chính quyền cu si chanh tri sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm น ทานชาดก Viết cho con Chổi chà thứ Miên man Hoa cải ca miccaka thiên thừa thi hóa qua điệp khúc 60 chữ Tình mẹ thiêng liêng lắm chuỗi hạt trong đời sống bạn trẻ Cái bếp của mẹ ç ƒæŒ ä¾ ä½ Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức å ç 唐朝的慧能大师 cuộc đời thánh tăng ananda phần 5 ba phương thức giáo dục tuổi trẻ phật đạo phật đạo là con đường cuoc doi thoai day tri tue cua duc lama thubten