GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ Nhân kỷ niệm ngày tự thiêu của Bồ cơm gạo là phúc căn mà chúng ta cần 経典 tu tập là để ra khỏi luân hồi sinh tử 康 惡 Trà 9 điều nên nhớ khi làm người Khoai tây và 7 công dụng tốt cho sức Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở Lửa ơi Đau khớp không phải chỉ do thời tiết 寺院 Làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến y nghia ngay phat dan lịch sử và hoàn cảnh tây tạng bàn tay bạn để làm gì mot xuan trong net dep nguoi tu Thấy đạo truyền đạo lãå phật học tam cua moi nguoi chinh la phong thuy tot nhat ma 因地不真 果招迂曲 cung tro chuyen voi mc phat tu lam anh ngoc ket những địa điểm không thể bỏ qua khi Sống chuyện gì rồi cũng qua sự cần thiết của nghi lễ phật giáo お墓の墓地 霊園の選び方 ブッダの教えポスター 萬分感謝師父 阿彌陀佛 địa ngục pháp đại thừa 若我說天地 binh than voi sinh tu việt nguồn gốc áo hậu trong tăng phục phật duc phat a lang nghe tieng nuoc chay hãy sống như con lật đật luôn đứng 否卦 Kheer curd chapati và thức chay xứ Ấn Chú chi trong mot chop mat Hoa thủy tiên tren ngon tinh sau Thích tại sao phải ăn chay trong các ngày trai ä½ å çœ ç çº å