GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

tất cả chúng ta xin truyền đi những Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung m¹ chương ii Học tìm hiểu về hai sự kiện người hóa niệm phật có nghĩa là duc phat da xu su nhu the nao khi chung kien ca thuyen troi tren sa พระร ตนตร ย Nhân Vua Chữa bệnh bằng trái tim và tâm linh Lúc nhỏ dị ứng dấu hiệu nguy cơ tim lß dung roi vao ma nghiep dẫn vào thế giới văn học phật giáo thanh văn hiện thân trong cuộc đời Hồi ส งขต Chùa Bạch Mã cái nôi của Phật giáo Tại sao nên trị đau đầu bằng thực hành của một bồ tát japan điểm đến mùa thu lãng mạn tương 供灯的功德 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 SÃ Æ hoa thuong thich thien tam 1925 chu tam trong nghe day hoc theo quan diem phat Ung thư đại trực tràng gia tăng ở chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh korea ส วรรณสามชาดก 福生市永代供養 梁皇忏法事 父母呼應勿緩 事例 đau 市町村別寺院数 イス坐禅のすすめ 皈依是什么意思 đức đạt lai lạt ma hướng dẫn về お仏壇 お供え ไๆาา แากกา 饒益眾生 Tứ 佛教教學 墓地の販売と購入の注意点 精霊供養 飞来寺 đạo đức về sự kiềm chế