GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

bài học kinh nghiệm từ vụ việc chùa Trăng y ö tang thu sanh tu an nhiên giữa vùng xung đột Lễ tưởng niệm Ni trưởng Bạch Liên phat o ngoai khoi xa chồng giết vợ Do đâu gan bị phá hủy Thói nguyên lý hòa bình trong phật giáo đại vÃ Æ gieo hạt Ùng niu duoc gi trà Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán Món nào tốt hơn khái quát về ngũ uẩn vô ngã lắng nghe lời tổ dạy và thực hành theo tang su thay tre thich o rung choi non tren dat hoang tu trong moi hoan canh 僧秉 su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi Phát minh ra miếng dán giảm đau tới 12 trải lòng của một tu sĩ về tệ nạn duc tuong lai cua phat giao tren internet hoc theo hanh ngai hien tang nang luc khong so hai tại sao tôi tu theo đạo phật phương thức niệm phật đời trần phụ chùa tư phúc hon nhan va niem tin ton giao hôn nhân và niềm tin tôn giáo Huyễn thân ly xả đạo tràng thuyền Bì cuốn chay phat 皈依的意思 dễ hay khó đạt nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới Dăm dung Tháng Giêng là tháng ăn chay Thiên thời với sức khỏe DÃ Æ hành trình siêu ý niệm van minh noi cua thien nha van leo tolstoy va dao phat