GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

KINH 8 cách giữ cho tim khỏe mạnh Làm ấm cơ thể với nước chanh bạc hà Những đóng góp của các thương gia trong giai ma hien tuong nho ve tien kiep thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự hãy cười để cuộc sống tươi đẹp 梵僧又说 我们五人中 xiv có còn hơn không 無分別智 Trà hương trà hoa 人生是 旅程 風景 Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và sự nghiệp của giao Nhẫn 中国佛度 พ ธ ผ กพ ทธส มา Ð Ð Ð Thư trÃ Æ 10 dieu ban can biet truoc khi qua muon chua quan am tu tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 淨空法師 李木源 著書 giấc hàn quốc 文殊八字法 phật giáo ninh hòa tưởng niệm bồ tát con đường đưa đến tái sanh tốt đẹp trạng thái trung ấm và sự tái sinh Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư duy bộ phim sinh động về cuộc đời steven Gi Mùa Xuân cồn moi Tiểu sử Hòa Thượng Thích Nguyên Nhà hàng Việt Chay kỷ niệm 10 năm thành ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn tinh xa ngoc trung tinh nghiep dao trang an cu Chiếc bình cũ 不空羂索心咒梵文 Huy sắp chết biet on va den on hành Canh nấm hạt sen dùng cho ngày hè truyền hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của Nhiệt độ xuống thấp Viêm xoang gia