GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

佛教教學 父母呼應勿緩 事例 五戒十善 Khánh Hòa Lễ húy nhật Hòa thượng 市町村別寺院数順位 å cuÑn khong Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ 霊園 横浜 bï¾ ï½¹i Có thật là có những loại súp lợi ích của pháp tu lạy phật Mùa lạnh đừng chủ quan khi da ngứa 佛教蓮花 Nhớ mưa 饒益眾生 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 二哥丰功效 dai duc hang thiet voi cong hanh tam bo nhat bai 香炉とお香 lộ trình thành đạo của bồ 雷坤卦 làm người phật tử chân chính hoa thuong thich phuoc quang làm chủ thời gian của chính mình 必使淫心身心具断 福生市永代供養 phat イス坐禅のすすめ 曹洞宗総合研究センター 一日善缘 墓地の販売と購入の注意点 천태종 대구동대사 도산스님 อธ ษฐานบารม 浄土宗 2006 phat phap 사념처 仏壇 通販 每年四月初八 Chỉ số khối cơ thể BMI là gì Bắt bệnh theo thời tiết Bài thuốc đông y trị sởi ho quynh huong an chay va ngoi thien giup toi dep おりん 木魚のお取り寄せ 市町村別寺院数 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 陈光别居士 thời khắc mà ta cảm thấy mình cần trì chú Bún riêu chay cho cả nhà