GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi...

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

GNO - Khi một người mắc chứng rối loạn lo lắng thì người đó sẽ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, kinh hoảng và có các hành vi tiêu cực khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống hàng ngày của họ.

Cũng như các bất ổn tinh thần khác, y học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo lắng.

aminhoa sk.jpg
Rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình? - Ảnh minh họa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn lo lắng có thể phát triển từ một chuỗi các yếu tố nguy cơ phức tạp như gene, não bộ, cá tính và các sự cố trong cuộc đời - theo thông tin từ Hiệp hội Lo lắng & Suy nhược tinh thần Hoa Kỳ (ADAA). Các rối loạn này tác động đến khoảng 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ.

Rối loạn lo lắng là gì?

Rối loạn lo lắng phổ biến - GAD (generalized anxiety disorder) là những rối loạn trong suy nghĩ diễn ra trong nhiều ngày hay trong thời gian 6 tháng như: mệt mỏi, các vấn đề hay rối loạn về giấc ngủ, lo sợ bị tấn công lặp đi lặp lại - theo ADAA.

Bản thân chứng rối loạn lo lắng biểu hiện khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Với một số người đó là lo lắng về mặt xã hội, sợ giao tiếp với người khác. Hay loại khác là rối loạn sợ hãi, xuất hiện sau khi bị stress kinh niên hay chứng sợ hãi một tác nhân đặc biệt nào đó.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lo lắng?

Cũng giống như các nguy cơ có liên quan đến gene đối với một số bệnh như ung thư, bệnh tim mạch thì rối loạn lo lắng thật sự có liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rối loạn lo lắng là do di truyền từ cha hoặc mẹ, theo WebMD.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng, stress nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tế bào não bộ. Các bất ổn này gây cản trở các mạch thần kinh chuyển đổi thông tin từ vùng này sang vùng khác của não bộ.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng chứng rối loạn lo lắng ở một số người là do có sự thay đổi về cấu trúc não bộ ở một số khu vực trên não giữ chức năng kiểm soát trí nhớ và các biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý, có thể thúc đẩy sự phát triển chứng rối loạn lo lắng ở những người vốn có thần kinh nhạy cảm, có sự di truyền dù trước đó chưa hề có biểu hiện rối loạn nào.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Giải mã việc bạn luôn lo lắng, sợ hãi

Chuyển hóa nghiệp thức Chánh niệm giúp ngăn tái phát suy nhược suy ngẫm lời phật dạy về đạo đức giới trẻ thích cưới trên chùa quan song hay bo be suy ngam doi dieu ve su tiep can giao ly dao phat suy ngẫm đôi điều về sự tiếp cận Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng doc Bao lâu nên thay bàn chải đánh răng Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung su tinh lang cua mot nguoi Thêm bạn để khỏe mạnh vui vẻ loi di ngon cua bo tat thich quang duc truoc ngoáºi Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 宗教五寶 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Món nào tốt hơn cơn su thay tre thich o rung choi non tren dat hoang sư thầy trẻ thích ở rừng chồi non Chiều thay doi tam thai de thay doi cuoc doi Phật giáo thay đổi tâm thái để thay đổi cuộc su song va su chet trong phat giao sự sống và sự chết trong phật giáo Khai bút đêm giao thừa danh lợi chỉ là tạm thời xa khi nhung nguoi tre len nui song dep voi thanh su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat giao Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở cac y kien tan man ve viet hoa nghi thuc tung niem 般若 Thầy và trò các ý kiến tản mạn về việt hóa nghi mọi 8 cốc trà mỗi ngày tốt cho sức khỏe Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh su linh ung cua chu dai bi cẠu dung Bệnh nhân huyết áp nên gần gũi thiên sự khác nhau giữa giới luật và luật 止念清明 轉念花開 金剛經 Uống trà xanh có thể giảm tác dụng cau chuyen ve chang thanh nien phap sang viet nam Đức Phật một bậc Thầy lớn của 水天需