NSGN - Dù pháp luật đã có những điều khoản cho vấn đề bạo hành, nhưng thực tế thì bạo hành vẫn xảy ra không thuyên giảm. Vì tất cả đều phụ thuộc vào ba nghiệp của mỗi người.

Giải quyết bạo hành theo cách nhìn Phật giáo

NSGN - Dù pháp luật đã có những điều khoản cho vấn đề bạo hành, nhưng thực tế thì bạo hành vẫn xảy ra không thuyên giảm. Vì tất cả đều phụ thuộc vào ba nghiệp của mỗi người.

Con nhóc đưa hình lên facebook

Khuôn mặt xương xương của nó hôm nay rất đầy đặn. Hai con mắt sưng húp. Chỗ tím chỗ trắng. Sưng vì khóc. Tím và đầy vì bị đánh. Con nhỏ nhắn vài lời “Bị chồng đánh, sợ hãi quá”. Cũng không phải bị lần đầu mà đã qua lần hai. Hai lần liên tiếp trong hai ngày nên khi thông báo với bạn bè, mọi thứ bành trướng thấy sợ. Có bầu, cái bụng to ình như vậy mà cũng bị đánh. Tội con nhỏ! Từ trước đến giờ, chồng vẫn yêu thương chìu chuộng nó. Giờ chắc nhân xấu đã đến hồi ra quả thành mới vậy. Đọc tin đó xong, nhận liền cú điện thoại của một đứa khác. Cũng bị chồng đánh. Chuyện tưởng rất xa không ngờ đang ở quanh mình.  

Việc bạo hành trong gia đình không phải là việc mới mẻ trong xã hội này.

bao hanh 1.jpg

Theo báo chí, bạo hành gia đình xảy ra khắp nơi, không riêng ở một quốc gia nào, cũng không phân biệt chủng tộc, giai cấp, trình độ v.v... Nó trở thành một trong các vấn nạn của xã hội hiện nay. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của các bệnh viện, trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ nhập viện vì bị ngược đãi, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm. Còn theo báo cáo của Bộ Công an thì trên cả nước, cứ khoảng hai ba ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình.

Các hình thức bạo hành trong gia đình

Bạo hành gia đình là những hành vi mang tính bạo lực, gây sức ép v.v… chúng được các thành viên trong gia đình sử dụng để giải quyết việc gia đình. Việc này gây tổn hại đến tinh thần và thể xác của người bị bạo hành.

Bạo hành gia đình có ba hình thức chính:

Bạo hành thể xác. Loại bạo hành này làm tổn hại trực tiếp đến thân thể và sức khỏe của người bị bạo hành. Chồng đánh vợ, vợ đánh chồng1. Cha mẹ hành hung con cái. Hoặc là đánh đập. Hoặc là xích con gái của mình dưới hầm để khỏi phải tốn tiền gửi trẻ v.v… Gần đây, dân Mỹ đang rộ lên sự căm phẫn khi thấy người mẹ hành hạ đứa con mới 19 ngày của mình với sự tham gia của người cha2.  

Bạo hành tình dục. Loại bạo hành này có liên quan đến vấn đề tình dục. Bạo hành được nói đến khi trong quan hệ tình dục có sự cưỡng bức mang màu sắc bạo dâm, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt... Loại bạo hành này không chỉ xảy ra với người lớn mà ngay cả với trẻ em. Có những bạo hành mà người đời gọi là loạn luân. Con trai hiếp mẹ, cha bạo hành con gái v.v…

Bạo hành tinh thần. Loại bạo hành này chỉ có sự tham gia của ý nghiệp hoặc cả ý nghiệp lẫn khẩu nghiệp. Hình thức của nó là đe dọa, chửi bới hoặc lạnh nhạt, thờ ơ, không có trách nhiệm với gia đình. Thống kê cho thấy bạo hành tinh thần là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm ở nhiều phụ nữ. Một hình thức nữa của bạo hành tinh thần là không cho nạn nhân tiếp xúc với gia đình, bạn bè và xã hội3. Kinh tế bị lệ thuộc hoàn toàn vào kẻ bạo hành. Chủ đích là muốn chấm dứt đời sống xã hội của nạn nhân.

Với hình thức phân chia như vậy, phải nói ở cõi Sa-bà này, rất hiếm có gia đình nào không có sự bạo hành. Bạo hành tinh thần thì gần như gia đình nào cũng có. Song tùy phước nghiệp của từng người mà việc bạo hành này chỉ ở mức độ thấp, đủ để những thương yêu còn lại che lấp, khiến Năng hành và Sở hành tưởng gia đình mình không có bạo hành. Có, nhưng ở mức độ ít và thấp, nên mình xem nó như lẽ tự nhiên. Việc bạo hành trở thành nghiêm trọng khi những thứ được coi là tự nhiên đó phát triển thành những hình thức làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của con người.

Nguyên nhân trực tiếp xảy ra bạo hành

Với sự phân tích của báo chí thì bạo hành gia đình xảy ra bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ở nước ta thì nguyên nhân chủ yếu là do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc người vợ mắc phải. Nghiện rượu, nghiện hút, cờ bạc v.v... “Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng càng gay gắt và khi đó bạo hành đối với vợ con là điều không tránh khỏi”4.

Ở Ấn Độ thì mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ. Nguyên nhân bạo hành ở đây có dính líu đến vấn đề tiền bạc và ý thức hệ.

Tư tưởng trọng nam, khinh nữ kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng là nguyên nhân gây ra bạo hành. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào gia đình chồng. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, vai trò người phụ nữ thay đổi và thành đạt hơn thì họ vẫn bị ngược đãi vì một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột của mình bị lung lay. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, loại này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.

Một nguyên nhân nữa khiến bạo hành xảy ra trong gia đình là do tư tưởng không đồng mà kẻ bạo hành lại có tính côn đồ, dễ nóng giận (kẻ bạo hành có khi đã từng là nạn nhân của những cơn bạo hành). Ngoài ra việc dồn nén tâm lý cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo hành. Những hình thức như thiếu thông đạt, khiêu khích v.v… cũng khiến việc bạo hành dễ xảy ra. 

Khí hậu nóng bức, nhịp sống nhanh chóng, công việc làm ăn gặp trở ngại hoặc không ổn định v.v… dẫn đến tình trạng tinh thần căng thẳng, bực bội, cũng là một trong các nguyên nhân khiến có bạo hành trong gia đình.

Nguyên nhân bạo hành nhìn ở góc độ Duyên khởi    

Với cái nhìn Duyên khởi của Phật giáo thì ngoài những nguyên nhân hiện tại còn có nguyên nhân ở quá khứ. Nó là cái nhân gián tiếp nhưng là cái nhân chủ đạo chi phối mọi hành vi của con người. Bởi các mối quan hệ ở hiện tại luôn là cái quả của một cái nhân đã được tạo ra từ những đời trước. Sự bất hạnh hay hạnh phúc của một người đều có liên quan đến những gì mà người ấy đã tạo tác từ đời trước chớ không hẳn chỉ trong đời này. Chúng ta có một hoàn cảnh không được như ý khiến việc bạo hành dễ xảy ra cũng là kết quả của những gì mình đã từng gây tạo thông qua ba thứ thân, khẩu, ý của mình. Việc bạo hành trong hiện tại sẽ là nhân để có một cái quả tương tự xảy ra trong tương lai theo chiều ngược lại, đúng như quy luật nhân quả đang chi phối thế giới này, mà chúng ta hay dùng mấy từ “bị quả báo” để nói về nó.

Một người có nhân cách khá tốt bỗng trở nên hư đốn sau khi lập gia đình, việc thay đổi đó có liên quan đến nghiệp báo xấu của các thành viên trong gia đình họ. Người nào có nghiệp nhân xấu nhiều sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Một người khá bê tha bỗng trở nên đàng hoàng khi bắt đầu có một mối quan hệ, việc thay đổi đó có liên quan đến phước báu của người có liên quan đó.  

Nói về hành vi xử thế của một người mà lại đề cập đến những người có liên quan với anh ta, có lẽ là một cái nhìn rất mới lạ và khó chấp nhận đối với đa phần người đời. Thấy mới lạ và khó chấp nhận vì tuy sống trong thế giới Duyên khởi, nhưng chúng ta lại dùng cái nhìn “hữu thể học” để nhìn mọi vấn đề. Với cái nhìn đó, chúng ta không thấy được mối liên hệ mật thiết giữa mình và người, giữa mình và thế giới chung quanh, mà thấy mình như tồn tại độc lập với thế giới này.

Thật ra không có gì độc lập được trong thế giới này, tất cả đều sinh khởi, tồn tại và hoại diệt theo duyên. Với nhiệt độ bình thường như hiện nay, nước sông hồ ở dạng lỏng, nhưng ở 00 C thì nước sông hồ đóng băng. Trời mát thấy người khỏe, trời lạnh thấy sổ mũi, trời nóng thở không ra… Những việc như thế cho thấy mối liên hệ nhân duyên mật thiết giữa các pháp với nhau. Đó là một dạng Duyên khởi dễ nhận biết nhất, vì nó nằm ở mặt vật chất và xảy ra trong hiện tại. Quan hệ giữa con người và con người trong đời sống gia đình và xã hội thì khó nhận biết hơn, vì nó có liên quan đến đời quá khứ, là những đời mà với tầm nhìn hiện tại, chúng ta không thể nhìn tới.

Với cái nhìn Duyên khởi, hành vi của một người lệ thuộc ít nhiều vào những mối nhân duyên mà anh ta có trong đời. Nói lệ thuộc ít nhiều mà không khẳng định hoàn toàn, vì tất cả vẫn còn phần chủ của mỗi người. Ngoài cái “không khác” vẫn còn cái “không một”. Nếu đủ định lực và trí tuệ thì đối với các mối nhân duyên, mình có thể làm chủ ít nhiều các hành vi của mình. Làm chủ được thì chuyển hóa được. Biến nhân xấu thành duyên tốt. Ngay cả với loại định nghiệp không thể chuyển trên mặt hình tướng, chúng ta vẫn chuyển được ở mặt tinh thần và chấm dứt được sự tương tục của dòng nhân duyên xấu trong tương lai.

Vấn đề bạo hành trong gia đình cũng không thoát được lý Duyên khởi đang chi phối thế giới này. Kẻ muốn bạo hành và thực hiện bạo hành được là do người bị bạo hành đã tạo một chủng nhân không tốt trong quá khứ. Giờ là lúc cái nhân cho quả. Nói vậy, không có nghĩa là ủng hộ hành vi bạo hành. Bởi ủng hộ hành vi đó, có nghĩa là tiếp tay cho một quan hệ như thế lặp lại vào đời sau với mức độ tăng thạnh, cũng là tiếp tay cho hành vi bạo lực phát triển rộng, và vô tình dạy người chấp nhận thuyết định mệnh sai lệch. Đây nêu ra, chỉ vì vấn đề nó vốn như thế. Nguyên  nhân của bạo hành phải được nhận định đúng đắn, chúng ta mới có hướng giải quyết đúng đắn và việc giải quyết mới đưa đến kết quả khả quan. 

Cũng do nhận định vấn đề chưa đúng đắn, nên việc giải quyết bạo hành trong gia đình tuy được các quốc gia coi trọng, vẫn không đạt được kết quả bao nhiêu. Báo Nhân Dân nói: “Mặc dù ở nước ta luật phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm”5.

Chủng nhân không tốt, tức muốn nói đến cái nhân gián tiếp nhưng là cái nhân chủ đạo khiến bạo hành xảy ra, là do quá khứ chúng ta từng sát hại hay đánh đập chúng sinh. Hoặc là sát hại hay đánh đập con người. Hoặc là sát hại hay đánh đập thú vật. Tùy mức độ mà chúng ta nhận quả báo khác nhau. Có những việc mình thấy bình thường nhưng lại là đầu mối của mọi tai họa. Đó là tư tưởng “vật dưỡng nhân”. Do xem thường việc giết hại gà, vịt v.v… nên một người tốt bụng vẫn có thể tự tay giết hại các sinh vật. Quả báo là nạn tai và chết chóc xảy ra, cả với những người thấy hiền lành và tốt bụng.

Phá thai cũng là nhân duyên đưa đến cái quả bạo hành gia đình trong tương lai.

Vì sát sinh và đánh đập v.v… là nhân duyên sâu xa đưa đến bạo hành, nạn tai v.v… nên những tệ nạn đó thường xảy ra nhiều ở các nước vừa có chiến tranh. Giờ muốn chấm dứt cái quả bạo hành thì nhân bạo hành phải được chú trọng chuyển hóa. 

Một trong các duyên khiến bạo hành gia đình tiếp diễn chính là dây ái. Nhiều vị đã nói với tôi, họ chỉ thấy sân hận, không còn chút thương yêu, nhưng không hiểu sao không thể bỏ được, dù rất muốn bỏ. Tại mình không thấy được cái duyên ái dục ẩn tàng trong mình. Đó chính là cái khó trong vấn đề chuyển nghiệp dù điều kiện bên ngoài đã đủ.

Giải quyết bạo hành hiện tại ở một số nước

Hầu hết các quốc gia đều có luật pháp bảo vệ người bị bạo hành. Nó được dùng để can thiệp bạo hành.

Hoặc là ngăn chặn cái nhân trực tiếp gây ra bạo hành, như bắt giữ, trục xuất, cấm người bạo hành lại gần người bị bạo hành. Ở Mỹ, một người nước ngoài nếu bị tòa án kết tội bạo hành vợ con thì dù đã có quy chế thường trú tại Mỹ, ông vẫn bị trục xuất khỏi nước Mỹ.

Hoặc là tạo điều kiện giúp đỡ nạn nhân để bạo hành không xảy ra. Như phổ biến cho mọi người biết về thông tin giúp đỡ của xã hội, phổ biến những điều luật phòng chống bạo hành trong gia đình, các trung tâm tư vấn đối với việc bạo hành và sau khi bị bạo hành. Hầu hết mọi thành phố đều có nhà tạm trú ngắn hạn cho kẻ bị nạn. Có đường dây điện thoại khẩn cấp để hướng dẫn và hỗ trợ người bị nạn. Ở một số nước, khi một vị bác sĩ thấy có những dấu hiệu bạo hành ở bệnh nhân của mình, ông có bổn phận thông báo với địa phương để ngăn chặn những bạo hành có thể xảy ra sau đó.

Với những phương thức đã nêu trên, nếu chúng ta có thể áp dụng nó một cách triệt để từ cả hai phía - chính quyền và kẻ bị hại - thì việc phòng chống bạo hành trong gia đình cũng có hiệu quả. Nhưng thực tế thì việc đó chỉ có hiệu quả ở một số quốc gia, một số gia đình. Còn lại thì bạo hành vẫn xảy ra. Nguyên nhân dễ thấy nhất trong hiện tại, là nạn nhân không biết đó là bạo hành, tưởng là việc tự nhiên, nên cứ thế mà chấp nhận. Có người do tin vào nhân quả, kiểu tin mang tính tiêu cực, trở thành cái nhìn định mệnh sai lệch. Có người không biết gì về những thông tin mà pháp luật đã ban hành để bảo vệ mình. Cũng có người biết nhưng không đành lòng. Khi bị chồng hành hung, người vợ điện thoại cho quân cảnh Mỹ, nhưng khi quân cảnh Mỹ tới thì cơn tức của người vợ đã được chồng xoa dịu. Vì thế cô đã trả lời: “Xin lỗi, không có gì”. Và… mọi chuyện cứ thế mà tiếp diễn.

Với cái nhìn của Phật giáo, mọi thứ trên đều có nguyên nhân sâu xa hơn chi phối. Từ việc không chấp nhận bạo hành cho đến việc chấp nhận bạo hành, từ việc nghe được thông tin cho đến việc không nghe được thông tin v.v… tất cả đều bị chi phối bởi “nghiệp”. Những xấu, tốt, hay, dở mình có được trong hiện tại đều là kết quả của ba nghiệp thân, khẩu, ý mà ý nghiệp nắm thế chủ đạo. Tư tưởng và quan điểm của một người chính là thứ quyết định cuộc đời người đó trở nên thế nào.

Khi ta cho rằng “có tiền là có tất cả”, mọi hành vi của mình sẽ y đó mà hình thành. Ta sẽ không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích có tiền. Nhưng nếu quan niệm “mọi thứ đều có nhân quả”, hành vi của mình sẽ khác đi và cuộc đời của mình sẽ khác đi. Tư tưởng và quan niệm thuộc ý nghiệp. Hành vi thuộc thân nghiệp và khẩu nghiệp. Nói nghiệp chi phối cuộc đời con người là như thế. Tuy vậy, vì sao hai người có cùng tư tưởng, cùng cách làm… mà một người thành công, một người lại thất bại? Vì những gì thuộc hiện tại còn là kết quả của những nghiệp nhân đã gây tạo từ đời quá khứ. Tức, ngoài sự chi phối của nghiệp hiện tại, còn có nghiệp của thời quá khứ. Như Đức Phật nói: “Muốn biết nhân đời trước / Xem hưởng quả đời này / Muốn biết quả tương lai / Xét nhân gieo hiện tại”6. Đó là lý do trong những điều kiện giống nhau, mọi sự việc xảy ra vẫn không như nhau. Là do trong cái đồng nghiệp vẫn tồn tại cái biệt nghiệp của mỗi người.

Việc bạo hành không ra ngoài quy luật đó. Vì thế, dù đã được pháp luật bảo vệ, việc bạo hành vẫn tiếp diễn mạnh, nguyên nhân dễ thấy nhất là kẻ bị bạo hành chấp nhận tình trạng đó. Có thể do chính đương sự chấp nhận (chủ động) hoặc do đương sự không có điều kiện thoát ra mà phải chấp nhận (bị động). Cho nên, để giải quyết vấn nạn bạo hành trong gia đình. Việc đầu tiên của các ban ngành là làm sao tuyên truyền giáo dục để đương sự chuyển đổi quan niệm của mình. Môt bài viết đã viết: “Một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bạo hành là phổ biến thông tin về các sự giúp đỡ của xã hội, cũng như những điều luật chống bạo hành trong gia đình. Ngoài việc phổ biến những điều luật chống bạo hành trong gia đình, các phụ nữ còn cần được giải thích để hiểu rõ bạo hành gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động cần lên án. Nhẫn nhịn chịu đựng không phải là cách để gia đình có được hạnh phúc…”7.

Giải quyết bạo hành theo cách nhìn Phật giáo

Nói giải quyết bạo hành theo cách nhìn Phật giáo, thực chất là qua cái nhìn của người viết. Chỉ vì người viết đã nương vào lý Duy tâm Duy thức cũng như lý Nhân quả nghiệp báo mà Đức Phật đã dạy để giải quyết vấn đề, nên nói giải quyết theo cái nhìn Phật giáo.

Với cách nhìn của người viết, việc dùng các biện pháp bên ngoài để giúp đỡ người bị nạn chỉ là phương pháp tạm thời. Nói tạm thời vì đó chưa phải là cách giải quyết tận gốc. Chúng ta chỉ có thể dùng phương pháp tạm thời đó với những ai mà phần nghiệp báo của họ nhẹ. Do nghiệp báo nhẹ nên trên mặt hiện tượng, họ đã hưởng được những quy chế mà pháp luật đặt ra. Tình trạng chia cách v.v… có thể giải quyết chấm dứt bạo hành. Nhưng với những người mà nghiệp báo nặng thì phương pháp tạm thời đó không giải quyết được vấn đề. Dù vậy, cái tạm thời đó không phải không cần thiết.

Cốt lõi là phải thay đổi tâm, không chỉ thay đổi cảnh. Tâm chuyển thì cảnh bên ngoài mới thực sự chuyển. Tâm không chuyển thì duyên ngoài dù có tốt, mình cũng sẽ rơi vào cái gọi là “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.

Chuyển tâm là chuyển ba nghiệp bất thiện thành ba nghiệp thiện. Trong ba nghiệp, ý nghiệp nắm thế chủ đạo nên đầu tiên cần thay đổi suy nghĩ và quan niệm của mình trước, thân và ngữ mới thay đổi sau, nên nói chuyển tâm. Thật ra thì tâm, ngữ và thân đều chuyển. 

Tin hiểu nhân quả

Quan trọng đầu tiên trong việc chuyển đổi ý nghiệp là phải tin hiểu nhân quả. Tin hiểu nhân quả giúp chúng ta được bình an hơn khi có việc không hài lòng xảy ra. Từ đó, vận dụng thiện nghiệp để chuyển hóa nhân xấu trong chính mình. Đây là việc không phải dễ khi nhân quả không được nhắc đến từ thời thơ ấu, khi mà trẻ thơ chỉ được dạy các kiến thức ngoài xã hội, ý chí đấu tranh v.v… mà không hề biết gì về quy luật nhân quả đang chi phối thế giới này.

Dạy cho trẻ biết về một quy luật mà ngay cả người lớn còn nắm chưa vững là điều không thể làm, nhưng qua những câu chuyện lặt vặt trong đời sống, qua những mẩu chuyện nhỏ mà người xưa để lại (Ăn khế trả vàng, Ở hiền gặp lành v.v…), nhân quả sẽ được truyền sâu vào tâm thức trẻ thơ không mấy khó khăn.

Ngoài ra, tâm còn có tính huân tập. Những gì con người đã cảm nhận qua các giác quan đều được lưu giữ trong tạng thức. Nếu chúng ta để cho trẻ tiếp xúc với phim ảnh và sách báo bạo lực quá nhiều. Việc bạo hành sẽ trở thành tự nhiên và quen thuộc. Đây là một trong các nguyên nhân tạo ra bạo hành. Chỉ cần có bức xúc, chúng liền dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì thế cần tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc nhiều với những gì mang tính đạo đức, vị tha.

bao hanh 2.jpg

Tin nhân quả chúng ta sẽ biết cách chấp nhận. Chấp nhận để chuyển hóa, không phải chấp nhận vì cho đó là nghiệp báo mình phải trả như một loại định mệnh rồi chịu đựng, khiến phiền não và uất hờn tăng thạnh. Nếu chấp nhận mà tâm bình thản được với những bạo hành, việc chấp nhận đó khiến chúng ta đạt đạo, coi nó như một phương tiện giúp ta xả bỏ bản ngã thì cũng là việc đáng làm. Nhưng thường thì bạo hành xảy ra, liền có nước mắt, có sân giận. Vì thế việc tin vào nhân quả là cần thiết. Tin nhân quả, chúng ta mới vơi bớt tâm sân giận. Không sân giận thì không có lời nói hay những tạo tác mang tính khiêu khích, khiến bạo hành phát triển.

Hiểu nhân quả, là biết quả tùy nhân mà hiện, thì cũng hiểu mọi thứ đều có thể chuyển đổi khi nhân được thay đổi. Khi thấy báo xấu hiện ra thì phải hiểu nhân xấu mình gây tạo trong quá khứ đã đến hồi ra quả. Muốn chuyển quả, cần phải đổi nhân. Chính là thay đổi ba nghiệp của mình. Biết nhân xấu cho quả xấu thì không dùng nhân xấu để chuyển nghiệp xấu. Không dùng lời nói thô thiển hay những hành động sân hận trả đủa cho những gì mình đang phải gánh chịu. Nếu cần phải biết tránh duyên, là nhờ vào sự can thiệp của pháp luật. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời. Phải chuyển đổi ba nghiệp thì quả xấu mới thực sự chấm dứt. 

Người bạn than phiền về cách hành xử của chồng khiến chị phiền não không ít. Đó là thuê người làm nào về, chị cũng trở thành nhân vật thứ ba trong gia đình. Mọi ý kiến của người làm đều có giá trị hơn lời nói của chị. Nhưng không nuôi người làm thì không ai làm nổi việc nhà thành chị đành phải chấp nhận. Phiền não không ít. Nhưng do tính cách hiền lành, chị không phản kháng việc đó bằng sự gây hấn mà chỉ biết tìm vui với việc chay trường, tụng kinh v.v… Không ngờ chỉ mấy tháng sau, mọi thứ thay đổi. Đó là một trong các cách chuyển đổi nghiệp xấu thành tốt, quả tốt theo đó mà hiện.            

Cần thấy rõ tác hại của bạo hành

Ngoài việc tin nhân quả, chúng ta cần phải nhận rõ tác hại của bạo hành trong hiện tại và tương lai thì mới có hướng giải quyết đúng đắn.

Chúng ta không cam chịu hay cam chịu bạo hành, theo cái nhìn của Phật giáo, không có gì ra ngoài nghiệp báo của chính ta mà ý nghiệp nắm thế chủ đạo. Đứng ở mặt hiện tại mà nói, là do chúng ta không ý thức được hết nguyên nhân cũng như tác hại mà bạo hành đã mang đến cho bản thân cũng như gia đình, nhất là với con cái. Nếu ý thức được, có lẽ mình sẽ có tư tưởng tích cực hơn trong việc chuyển đổi ba nghiệp để chấm dứt bạo hành.

Khi chồng có hành vi bạo hành mà người vợ không có hướng giải quyết đúng đắn, cứ để bạo hành xảy ra thường xuyên, thì không phải chỉ bản thân người vợ chịu những đau đớn về thể xác và tinh thần mà con cái còn là nạn nhân bị ảnh hưởng không ít. “Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%”8. Gia đình không còn là mái ấm của chúng, không còn là nơi nương tựa để tình cảm và thể chất của chúng phát triển bình thường. Khi thấy mẹ nhẫn chịu hoài với những gây hấn người khác gây ra, tôi và những đứa em trở nên sân hận. Bởi người lớn không giải quyết được nỗi đau của chúng thì chúng phải tự giải quyết lấy. Chúng phải tự bảo vệ lấy những gì mà chúng thương yêu. Thành khi đọc thấy bài báo một trẻ ngoan hiền đã giết cha mình, do không chịu nổi cảnh mẹ bị đánh đập từ ngày này sang ngày khác, tôi không lấy làm lạ. Và coi đó là việc tất yếu phải xảy ra khi người lớn không tự giải quyết lấy những mâu thuẫn của mình.

Gia đình tôi không có bạo hành, chỉ do ông bô đào hoa quá mà trong gia đình xảy ra vài tranh cãi… Tuy vậy, việc đó cũng ảnh hưởng không ít đến mặt tình cảm của tôi. Suốt thời gian trưởng thành, tôi luôn có tư tưởng không tốt về những cuộc hôn nhân, cho đến khi tận mặt thấy hạnh phúc của những gia đình khác. Bạo hành gia đình gây tác hại không ít đến tâm lý trẻ thơ. “Những gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ gái thường tỏ ra rất mặc cảm trước mặt mọi người, không thích giao tiếp, hoặc không dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống và luôn có tư tưởng bỏ học. Nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài, các em sẽ dần rơi vào trạng thái lãnh cảm...” 9. Đối với cuộc sống gia đình tương lai thì các bé gái “thường gặp trắc trở trong hôn nhân. Vì chúng có niềm hoài nghi quá mức đối với người phối ngẫu. Các bé trai thì “có thể bắt chước những hành vi bạo lực đối với những người vợ” v.v…

Với những đứa trẻ mà chúng là kẻ trực tiếp bị bạo thành thì đời sống tâm lý của chúng không ổn định. Trẻ nào sống trong gia đình mà cha mẹ thường dùng roi vọt, định hướng nhân cách của con bằng ý thích của chính mình thì hoặc là đứa trẻ mất hết tính độc lập tự chủ của mình, khi lớn, chúng thấy sợ hãi và mất niềm tin với mọi thứ, lưỡng lự khi phải quyết định một việc gì. Hoặc là rơi vào tình trạng trầm uất. Hoặc là trở nên bất trị, luôn muốn chống đối lại mọi thứ, ít phân biệt được gì là xấu, gì là tốt để nghe theo. Chúng thường mang tâm lý nổi loạn, ương bướng, khó bảo. Chúng dễ dàng trở thành bất kính và bất hiếu.

Tóm lại, bạo hành gia đình gây đau đớn thể xác, làm tổn hại tinh thần, thường xuyên gây ra sự sợ hãi và căng thẳng cho kẻ bị bạo hành… vì thế nếu cứ cam chịu mà không đủ lực buông xả thì một lúc nào đó, những tồn đọng ấy sẽ bộc phát như nước vỡ đập, khó mà kiểm soát được hết. Không thể lường được hậu quả của nó.    

Bạo hành gia đình không phải chỉ để lại những tác hại như vậy trong hiện tại, nó còn là nhân để những quả xấu tương tục trong tương lai.

Đó là lý do, dù bạo hành trong gia đình xảy ra, cái nhân đã có từ thời quá khứ, nói không hứng chịu là không được, nhưng chúng ta nên hứng chịu với tâm ý chuyển hóa hơn là với thái độ cam chịu. Việc đó có thể làm được. Vì tất cả pháp ở thế gian là pháp nhân duyên. Nhân duyên thì nhân thay đổi quả sẽ thay đổi. Tức quả báo có thể chuyển được bằng thiện nghiệp. Nếu có thể chuyển mà không chuyển, lại tiếp tục hứng chịu, là do ý nghiệp cố chấp của mình.

Tùy duyên mà nhẫn nhịn

Người đời nói: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Với Phật giáo, quả vị tu chứng của chư vị Nhị thừa cũng như chư vị Bồ-tát đều có “nhẫn”. Vô sinh nhẫn và Vô sinh pháp nhẫn. Điều đó cho thấy nhẫn là tối cần thiết trong đời sống thường nhật cũng như trong việc tu hành. Bồ-tát muốn được quả vị Phật, có khi phải hy sinh cả bản thân và người thân của mình. Đó là những hy sinh vô lý dưới cái nhìn của người đời, nhưng là việc mà một vị Bồ-tát phải làm. Hoặc vì đền trả nợ xưa hoặc coi đó là một cách xả ngã. Đã nói xả ngã thì nhẫn mà không sân hận. Đó là nhẫn của Bồ-tát. Phàm phu nếu nhẫn được như thế thì không gì bằng. Song thường phàm phu nhẫn mà tâm sinh oán hận…

Bạo hành xảy ra dẫn đến chết chóc có khi là do nhẫn chịu bị dồn nén quá mức. Chỉ vì do thất thế mà nhịn, không phải hiểu nhân quả mà nhịn nên bực bội đầy ắp trong lòng. Chồng bạo hành vợ đưa đến tình trạng vợ giết chồng hay con giết cha là do nhẫn nhịn được thực hiện trên mặt hình tướng mà không phát huy được mặt tinh thần của nó.

Vì thế với cái duyên là phàm phu, hoặc là Bồ-tát cấp thấp, thân tâm chưa thể bất động được với những bạo hành thì tốt nhất nên tìm cách chuyển hóa. Cần chuyển hóa thân tâm bằng các thiện nghiệp. Đây nói chuyển hóa bằng thiện nghiệp, không phải chuyển hóa bằng cách đối đầu v.v… Nếu cần, cũng phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật như một loại trợ duyên trong việc chuyển hóa các báo xấu. Không phải mọi thứ chỉ một mực nhẫn nhịn để rồi đưa đến kết quả đáng tiếc. 

Kết luận

Dù pháp luật đã có những điều khoản cho vấn đề bạo hành, nhưng thực tế thì bạo hành vẫn xảy ra không thuyên giảm. Vì tất cả đều phụ thuộc vào ba nghiệp của mỗi người.

Đối diện với nhiều con người, với nhiều hoàn cảnh, đôi lúc tôi chỉ biết thở dài. Khó mà chỉ cho họ chuyển nghiệp bằng chính định lực và trí tuệ của họ. Nếu đủ trí tuệ và định lực để chuyển nghiệp của mình, có lẽ đã không xảy ra bạo hành gia đình. Mọi thứ đều bị ràng buộc trong những nhân duyên rắc rối, không biết phải bắt đầu từ chỗ nào. Nhưng không vì thế mà không có cách giải quyết.

Ngoài việc giải thích về nhân quả, chỉ ra nguyên nhân của sự việc v.v… pháp thường được dùng để chỉ người thoát khổ là niệm Phật. Niệm bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào có thể. Không cần chuông mõ, không cần niệm thành tiếng, chỉ cần niệm thầm thầm mà rõ ràng. Niệm Phật, tức đang chuyển dần ý nghiệp. Vừa nương lực của mình, vừa nương lực của Phật để chuyển hóa nghịch duyên. Nghiệp đời ràng rịt, dây ái mênh mông, không nương câu niệm Phật cầu gia bị, khó mà thoát được nghiệp lực. Không nương lực của Tam bảo, khó mà thoát được khổ.

 Chân Hiền Tâm

_____________________

(1) http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/nguoi-dan-ong-bi-vo-danh-tuot-quan-lam-nhuc-1155165-l.html?ref=yfp.

(2) http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nuoc-my-soi-suc-cam-pham-vu-me-hanh-ha-con-19-ngay-tuoi-bo-dung-quay-clip-1151953-l.html?ref=yfp.

(3) Trong bài “Bạo hành gia đình và giải pháp” ở trang http://www.machsongmedia.com/doisong/phunu/309-bao-hanh-gia-dinh-va-giai-phap.html. Charlotte đã phân tích thành 4 trường hợp bạo hành. Đây thuộc hình thức thứ 4 là “bạo hành xã hội”.   

(4)  http://www.nhandan.com.vn/hangthang/doisongxahoi/van-hoa-gia-dinh/item/13042702-.html.

(5) http://www.nhandan.com.vn/hangthang/doisongxahoi/van-hoa-gia-dinh/item/13042702-.html.

(6)  Kinh Nhân quả.

(7) http://www.machsongmedia.com/doisong/phunu/309-bao-hanh-gia-dinh-va-giai-phap.html.

(8)  http://www.nhandan.com.vn/hangthang/doisongxahoi/van-hoa-gia-dinh/item/13042702-.html.

(9) http://www.machsongmedia.com/doisong/phunu/309-bao-hanh-gia-dinh-va-giai-phap.html.


Về Menu

Giải quyết bạo hành theo cách nhìn Phật giáo

che 5 tan o thai lan Mưa ấm Tháng Giêng ruc ro co hoa pg tai le hoi vesak nguoi viet o san nhan qua lời di ngôn của bồ tát thích quảng Hồi quang phản chiếu Giải độc cơ thể bằng thức uống lắng Năm c㺠Lòng từ bi của Phật A Di Đà tu màu chữa qua Cơn mưa đầu mùa hoẠÐÑÑ Thoát chuong iii giai doan quan he va hop tac giữ Giå quÃƒÆ chu quan va lac quan Mưa ấm Tháng Giêng Quan thế âm Gánh lá dong chợ Tết ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri chan nguyen phà p Cân nặng liên quan thế nào đến đau những dòng sông ở giữa su thay tre thich o rung choi non tren dat hoang Khà i Tình yêu ki廕穆 chùm quang chùa diệu ấn tinh thần cầu nguyện của người phật thực hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la Ngàn thơ mặc giang từ bài số 1301 đến số chà thanh ngan bổn sư truyện Câu chuyện của Steve Jobs về tình yêu bồ tuong niem 40 nam ht thich chon thuc vien tich