Giác Ngộ - Giáo sư, cư sĩ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse -Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; đã thuận thế vô thường, xả bỏ thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi.

	Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công Thiện qua đời

Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công Thiện qua đời

Giác Ngộ - Giáo sư, cư sĩ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse - Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; đã thuận thế vô thường, xả bỏ thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi.

Giáo sư Phạm Công Thiện từng là Giám đốc soạn thảo chương trình giảng dạy cho tất cả các Phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1966 tới năm 1970, nguyên Chủ biên Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh - Sài Gòn, nguyên Giáo sư Phật học tại các học viện, cao đẳng Phật học tại Hoa Kỳ.

Ông sinh ngày 1-6-1941, là một nhà thơ, nhà văn, triết gia, dịch giả, giáo sư và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.

Ông đến với văn chương từ rất sớm. Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là cộng tác viên của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sankrit và tiếng La-tinh.

Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" khi chưa được 19 tuổi. Thời kỳ này ông viết nhiều sách về Phật giáo, dù ông theo đạo Cơ Đốc.

Ông từng làm giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh còn rất trẻ. Về sau ông còn là giáo sư của nhiều trường đại học khác nữa dù chưa bao giờ đi thi tú tài, cũng chưa học một trường đại học nào.

Năm 23 tuổi, ông cho ra đời cuốn sách Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma - Tổ sư Thiền tông, mà sau đó đã trở nên nổi tiếng. Đến năm 26 tuổi, ông đã có hàng chục cuốn sách triết học, tiểu luận và thơ. Ông cũng khởi xướng và tham gia tranh luận nhiều về đề tài Phật giáo trên các báo Sài Gòn.

Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần". Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966 - 1968, ông là Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức Trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông lấy vợ người Pháp và làm Giáo sư Triết học Tây phương của Viện Đại học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật giáo Viện College of Buddhist Studies.

Từ đó tới nay, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật.

* Tác phẩm đã xuất bản của Giáo sư Phạm Công Thiện: Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma - Tổ sư Thiền tông (1964); Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965); Ngày sinh của rắn (1967); Trời tháng Tư (1966); Im lặng hố thẳm (1967); Hố thẳm của tư tưởng (1967); Mặt trời không bao giờ có thực (1967); Bay đi những cơn mưa phùn (1970); Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988); Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994); Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng; Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995); Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ tát; Sáng rực khắp bốn phương trời (1998); Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998); Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng; Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử; Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?; Ðối mặt với 1.000 năm cô đơn của Nietzsche;

* Dịch phẩm đã xuất bản: Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968); Martin Heidegger, Về thể tính của chân lý (1968); Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969); Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969); Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991).... (Theo vi.wikipedia.org)

Tâm Nhiên (tổng hợp)


Về Menu

Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công Thiện qua đời

nhung neo duong tam linh Tóm 横浜 公園墓地 Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh Dấu Aspirin kéo dài tuổi thọ bệnh nhân ung thư lam song dong tinh than quan the am bo tat dung mao dep den tu dau hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm nhìn thấu là trí huệ chân thật phần bien doi nhieu song ca niet ban Stress gây nguy hại cho sức khỏe tim mạch dai khung hoang 1 4 cuoc doi 8 cách dùng di động gây hại chùa phúc lâm đã đến lúc nhìn lại phật giáo nước chia khoa cua su yeu thuong lời khuyên về thiền định Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 Những 7 dưỡng chất chống lão hóa não bộ Mùng một thiền sư trung hoa thời hiện đại Mùa Vu Lan tôn than benh tam khong benh Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần bức thư nổi tiếng của tổng thống ăn chay hay ăn mặn Mẹ tiểu đường la kapimala loi khuyen quy bau cho nhung nguoi da lap gia dinh 淨空法師 李木源 著書 ç¾ hòa thượng thích thiền tâm 1925 đêm qua hoa chết bÃ Æ Lời chúc nào cho mùa xuân này ăn chay hay ăn mặn 做人處事 中文 phap khi va phap phuc ai oi nghi lai ma tu tam pháp ấn Mà Šchua mat da chua nam ngan 往生咒道教 khau dạo