Quan sát cuộc sống của những thợ săn, đồ tể, hàng thịt thì chúng ta sẽ thấy rất rõ những lời Phật đã dạy ở trên Do tạo nghiệp sát nặng nề nên theo thời gian thì sự nghiệp của họ càng nhanh chóng tàn lụi, đau bệnh và tai nạn liên tục, gia đình đổ nát, nói
Gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo hèn

Quan sát cuộc sống của những thợ săn, đồ tể, hàng thịt thì chúng ta sẽ thấy rất rõ những lời Phật đã dạy ở trên. Do tạo nghiệp sát nặng nề nên theo thời gian thì sự nghiệp của họ càng nhanh chóng tàn lụi, đau bệnh và tai nạn liên tục, gia đình đổ nát, nói chung là tán gia bại sản..
Hình minh hoạ
 
Một trong những nguyên tắc đạo đức căn bản của người Phật tử là không làm tổn hại, không sát hại chúng sinh. Các đoàn sinh Gia đình Phật tử, khi mới vào chùa đã thuộc lòng câu “Em thương người và vật”. Chẳng những không giết hại, người Phật tử còn nuôi dưỡng tâm từ, luôn thực hành phóng sinh cứu vật. Nếu ai tạo nghiệp sát sinh hại vật nhiều thì chắc chắn chịu quả báo thân thể đau yếu, nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi, người và vật đều xa lánh vì luôn tỏa ra sát khí nguy hiểm, lạnh lùng. Theo tuệ giác của Thế Tôn, người tạo nghiệp giết hại nhiều, nhất là những người hành nghề săn bắn, đồ tể, hàng thịt thì không chỉ thiếu phước về sức khỏe và trường thọ mà còn chịu thêm quả báo nghèo hèn, khốn khổ.

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Các Thầy có thấy người giết trâu do tạo nghiệp này mà sau được cỡi xe, ngựa, voi lớn chăng? Các Tỳ-kheo đáp: - Thưa không, Thế Tôn! Thế Tôn bảo: - Lành thay! Các Tỳ-kheo! Ta cũng chẳng thấy, chẳng nghe người mổ giết hại trâu, rồi lại được cỡi xe, ngựa, voi lớn. Sở dĩ như thế vì Ta cũng chẳng thấy người mổ trâu được cỡi xe, ngựa, voi lớn, trọn không có lý này. Thế nào, Tỳ-kheo! Các Thầy có thấy người giết dê, giết heo, người săn bắn nai, những người như thế tạo việc ác này rồi được có tài sản, sau được cỡi xe, ngựa, voi lớn chăng? Các Tỳ-kheo đáp: - Thưa không, Thế Tôn! Thế Tôn bảo: - Lành thay! Các Tỳ-kheo! Ta cũng chẳng thấy, chẳng nghe người giết dê, sát hại các sinh vật, rồi được cỡi xe, ngựa, voi lớn, trọn không có lý này. Tỳ-kheo các Thầy! Nếu thấy người giết trâu cỡi xe, ngựa, đây là phước đời trước chẳng phải phước đời này, đều là việc làm cũ của đời trước đưa đến. Các Thầy nếu thấy người giết dê được cỡi xe, ngựa, nên biết người này gieo trồng phước cũ ở đời trước. Vì sao thế? Vì tâm sát chẳng trừ. Vì cớ sao? Nếu có người gần gũi người ác, ưa thích sát sanh, gieo trồng tội địa ngục thì nếu trở lại làm người, thọ mạng sẽ rất ngắn. Nếu lại có người ưa thích trộm cắp, gieo trồng tội địa ngục thì cũng như người mổ trâu kia, mua rẻ bán đắt, dối gạt người đời, chẳng theo Chánh pháp. Người giết trâu cũng lại như thế, do tâm sát nên gây tội lỗi này; chẳng được cỡi xe, ngựa, voi lớn. Thế nên các Tỳ-kheo nên khởi tâm từ đối với tất cả chúng sanh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này. Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm." (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 36, Thính pháp, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.387).

Quan sát cuộc sống của những thợ săn, đồ tể, hàng thịt thì chúng ta sẽ thấy rất rõ những lời Phật đã dạy ở trên. Do tạo nghiệp sát nặng nề nên theo thời gian thì sự nghiệp của họ càng nhanh chóng tàn lụi, đau bệnh và tai nạn liên tục, gia đình đổ nát, nói chung là tán gia bại sản. Nhưng chưa hết, không ít người trước khi chết còn biểu hiện cận tử nghiệp nặng nề, giãy giụa, tru tréo, quằn quại, máu me đầm đìa, hồn xiêu phách lạc như những con vật mà họ đã giết hại trước đây. Trong pháp thoại này, có một điểm đáng chú ý là, ngoài những người nặng nghiệp giết hại rồi chịu nhân quả nhãn tiền, một vài người quả báo xảy đến hơi chậm, nên họ vẫn giàu sang. Chính mắt thường của phàm tình chúng ta không thấu đáo điều này nên nghi ngờ về nhân quả.

Họ vẫn làm ác đấy nhưng có hề hấn gì đâu! Thậm chí có người toan đổi nghề theo họ cho mau giàu. Thực chất thì những người ấy nhờ có phước cũ dư tàn lại nên tuy làm ác mà vẫn an ổn, sung túc. Đến khi phước cũ cạn hết, tội nghiệp mới trổ quả thì ngay lập tức đọa lạc. Nhân quả là một tiến trình rất phức tạp, có ba thời là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Nên làm ác mà giàu sang, theo Thế Tôn thì “trọn không có lý này”. Người đệ tử Phật, tin sâu nhân quả, luôn nuôi dưỡng tâm từ, quyết không làm tổn hại chúng sinh để vun bồi công đức, tăng phước tăng thọ.

 Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo hèn gieo nghiep sat sanh qua bao se ngheo hen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lòng từ bi và con người 5 phut quan vo thuong moi ngay de cuoc song them vãµ tam bao luc tương lai của phật giáo trên internet 因地當中 bảy pháp cần thực tập để được an tam an trong nghich canh la chia khoa hanh phuc Thông cáo đặc biệt của TƯGH về lễ tâm an trong nghịch cảnh là chìa khóa năm chữ vàng giúp bạn vượt qua hoa thuong thich thien tuong 1917 Giữ tâm thanh thản tai sinh y nghia cua su giac ngo tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ hÃ Æ n dao phat Tuân thủ năm giới dao 五痛五燒意思 vài nét về hành trạng Đại lão tỏa sáng cuoc song day du cac van de nhạc tai sao toi tu theo dao phat thờ cúng nhang đèn và giất mộng đời phÕ Món chay bánh hoa hồng ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau cùng 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 tam yen khong phai la vo cam 藏传佛教 双修真相 cuộc sống đầy đủ các vấn đề tay trang cuoc doi vo thuong vo san con người ý thức với pháp thân mầu quan hệ giữa nhà nước và công dân theo tay trang hoan trang tay cà ri chay tay trắng cuộc đời vô thường vô PhÃÆp niềm ưu tư lớn cho năm tân mão ni 根本顶定 bố thí tay phuong yeu quyet Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã cÕ Ï má Ÿ