Trong Đạo Phật có Bồ Tát Quan Thế Âm, được gọi là Bồ Tát lắng nghe, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của chúng sinh mà tìm đến cứu giúp
Giới thiệu bức thư tâm huyết của Sư Cô Pháp Hỷ Dhammanand

Trong Đạo Phật có Bồ Tát Quan Thế Âm, được gọi là Bồ Tát lắng nghe, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của chúng sinh mà tìm đến cứu giúp... Trong Đạo Phật có Bồ Tát Quan Thế Âm, được gọi là Bồ Tát lắng nghe, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của chúng sinh mà tìm đến cứu giúp. "Lắng lòng nghe một chút thôi, thì bao khổ nạn đạo đời vượt qua".

Có những con vật khi gặp nạn gần chết, tiếng kêu của nó bi thương thống thiết. Chỉ cần có người lắng nghe dùm và tìm phương cách cứu giúp, có khi cứu được một bầy đàn. Các Tăng Ni trẻ hiện nay của Phật Giáo rất nhiều vị lơ là về hiểm nạn CẢI ĐẠO, có nhiều vị không biết, không cần biết vì sao tín đồ tình cảm không mặn mà với mình, ngoảnh mặt quay lưng với mình. Vì sao tín đồ mình rất dễ bỏ mình khi bị người khác dụ.

Tuy nhiên vẫn còn một số vị Tăng Ni trẻ, luôn thao thức nghĩ về tiền đồ của Phật giáo mà tìm cách hoằng pháp như trường hợp Sư Cô Pháp Hỷ Dhammanand. Đồng cảm với một số Cư Sĩ trong việc chấn hưng Đạo, Sư Cô viết thư bày tỏ nỗi niềm với các vị Cư Sĩ hữu tâm.

Cư Sĩ Đào văn Bình chuyển thư cho chúng tôi đọc, thấy bức thư tâm huyết, bày tỏ tấm lòng của Sư Cô đối với đạo pháp, đúng là một bực Đại trượng phu ẩn tàng trong hình hài nhi nữ. Ni giới mà được giáo hội cấp đất cho họ múa, thì họ múa đẹp không khác gì con gái Bình Định.

"Ai về Bình Định mà coi,

Con gái Bình Định múa roi đi quyền".


Kính giới thiệu bức thư của một Ni Cô với lòng trân trọng nhất.

Thích Giác Tâm

-----------------------

Nỗi lòng Sư Cô Pháp Hỷ Dhammanand

Chào đạo hữu Đào Văn Bình, Kim Anh và Trung Lam

Tôi rất tâm đắc với những vấn nạn mà ông Bình đưa ra. Rất tiếc hiện Giáo Hội Phật giáo Việt nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại vẫn còn chưa thấy hết hiểm họa mất dần tín đồ. Hơn 10 năm trước, dù chỉ là những Tăng- Ni trẻ, chúng tôi đã cảm thấy quan ngại trước một sự "phục hưng" chỉ có tính phong trào của phật giáo ở VN. Chúng tôi có viết thư cho những vị có thẩm quyền nói rõ quan ngại đó, nhưng chẳng ai để ý đến lời của một cô Ni trẻ không có uy tín gì!

Và chúng tôi, những Tăng Ni trẻ đã tìm một con đường khác: đi du học, hấp thụ những tinh hoa của Phật giáo các nước khác, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm tu hành, kinh nghiệm hoằng pháp để một ngày nào đó có thể làm cho ánh sáng Phật Pháp tỏa sáng theo bước chân của những Sứ Giả Như Lai.

Hiện nay có một số ít tăng ni trẻ đi đến những vùng sâu-xa như Tây nguyên, Hà tĩnh, Nghệ an, Hà Giang, (xin bấm vào đây xem hình ảnh http://tuvien.com/img/www.khemarama.net/TINTUC) để lập chùa và hướng dẫn tín đồ, nhưng rất tiếc chúng tôi làm những việc này là do tự phát cá nhân, không có một tổ chức Phật giáo nào ở trong nước cũng như ở Hải ngoại hỗ trợ chúng tôi.

Điều này cũng nói lên Phật giáo có một yếu điểm là khâu tổ chức không được như một số tôn giáo khác. Và chúng tôi đang học qua việc làm thực sự để có thể đưa ánh sáng Phật pháp đi xa hơn.

Ở những nơi có thiên tai bão lụt, các phái đoàn Phật giáo cũng làm từ thiện rất nhiều, nhưng vì bản chất của Phật giáo là không ép ai phải theo đạo mình, nên trong những gói quà cứu trợ đó không có kèm theo những cuốn sách nói về giáo lý Phật giáo cũng như cách sống của người Phật tử. Hiện nay tôi đang kết hợp với những Phật tử Mã Lai để in một số Kinh sách Phật giáo rất hữu ích như cuốn

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP (linkhttp://tuvien.com/img/budsas.110mb.com/uni/u-hoihay/kvandap01) và một số sách của cố Đại lão Hòa thượng Sri Dhammananda, một nhà sư Sri Lanka đã truyền đạo Phật rất thành công ở Malaysia và Singapore hơn 50 năm qua, để phổ biến ở VN.

Theo thiển ý của tôi, nếu Tăng- Ni và Phật tử ở trong và ngoài nước đều đồng lòng, đừng bị những mặc cảm và hận thù của quá khứ chia rẽ, để cùng hợp sức tu tập và đưa Phật giáo đi lên đúng hướng thì việc cải đạo trong cộng đồng người Việt sẽ khó mà thực hiện được.

Một điều đáng nói nữa là sự chia rẽ tông phái, hay cùng một tông phái nhưng lại có sự phân biệt Tăng, Ni (Ni thường ít được lắng nghe và ít được ủng hộ hơn) cũng khiến cho sức bật của Phật giáo yếu đi rất nhiều.

Vài dòng chia sẻ cùng quí đạo hữu. Thân chúc quí vị thân tâm thường an lạc.
Trong tâm từ,

SC Pháp Hỷ Dhammanand

(Tựa đề do BBT chùa Bửu Minh thêm)

Về Menu

giới thiệu bức thư tâm huyết của sư cô pháp hỷ dhammanand gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy dhammanand tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Vi bo cuoc vui chong tan bức thư nổi tiếng của cha gửi cho con binh yen den binh yen di Món ngon Dimsum chay Tác hại của ăn tối muộn ngoáºi lịch sử cuộc đời đức phật thích ca phai chang dao nao cung tot nhin va lam chu cai gian LÃÅ doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua Trà Šgặp su co chap cua dan ong vi quan niem gia truong 10 điều nhắn nhủ tới bản thân lúc Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu đường đạo đức phật giáo và giới luật cho 優良蛋 繪本 Khánh Hòa Lễ tưởng niệm húy kỵ Tổ thiền tăng Bánh xèo của mẹ nếu bố mẹ chia ly dòng vẠTrăng hoa thuong thich duc nhuan 1897 voi chua linh son an giang น ยาม ๕ japan điểm đến mùa thu lãng mạn Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng Món ăn Bài thuốc dành cho người hay con nguoi vi dai hành trình của sự yêu thương những điều phật tử đã kết hôn và chien hôm nay thầy về đây 因地不真 果招迂曲 chùa thiên phước cau chuyen ve niem phat va cau nguyen theo phong lược ý trà và thiền trong tinh Thơ đối phó với sân hận và cảm xúc Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị Thói dai the chi bo tat tieng hat sau canh cua tu bi Nhớ món sắn xào chay