Không muốn phô trương, ồn ào như tại các nhà hàng, khách sạn lớn, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng tổ chức ngày vui của đời người dưới sự chứng kiến của chư Phật
Giới trẻ thích cưới trên chùa

Không muốn phô trương, ồn ào như tại các nhà hàng, khách sạn lớn, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng tổ chức ngày vui của đời người dưới sự chứng kiến của chư Phật. Cô dâu, chú rể ngồi dưới cửa thiền đường   Gần đây nhất, tại chùa Lý Triều Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), đôi tân lang Kiều Việt Hà và tân nương Phan Thị Kim Ngân đã trang nghiêm tổ chức lễ cưới dưới sự chứng minh của Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Trụ trì chùa cùng quý Thầy và toàn thể gia quyến, Phật tử.
Anh Kiều Việt Hà, không giấu nổi niềm vui chia sẻ: “Cả hai gia đình đều theo giáo lý đạo Phật. Chúng tôi hiểu khi về ở với nhau là đã có duyên vợ chồng. Nhưng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và mong chư Phật gia hộ, cả hai quyết định vào chùa làm đám cưới”.

Hai bạn trẻ đều cho rằng đám cưới được tổ chức trong chùa là một nghi lễ mang ý nghĩa nhân văn và đạo đức tâm linh rất lớn trong ngày trọng đại của bản thân.

Tại buổi lễ, sau thời khóa Niêm nhang bạch Phật, hai bạn trẻ được Thầy trụ trì hướng dẫn cách trở thành một Phật tử, hiếu thảo với cha mẹ, cùng giúp đỡ nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc…

Nói về việc tổ chức cưới tại chùa, anh Lê Tuấn Đức, Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, người cũng từng tổ chức đám cưới của mình tại chùa Đình Quán (huyện Từ Liêm, Hà Nội) cảm nhận: “Buổi lễ đã giúp cho tôi hiểu được ý nghĩa của đời sống lứa đôi trong tình thương yêu. Lời phát nguyện trước Tam Bảo sẽ có tác động rất lớn đến đời sống tâm linh của vợ chồng tôi”.

Tổ chức đám cưới ở chùa cũng có tác động rất lớn đối với mỗi người tham dự. Nhất là các bạn trẻ, giúp họ nhìn nhận về đạo Phật và hiểu giáo lý chân chính hơn.

Chị Trần Hồng Vân (Ngân hàng BIDV) đã từng tham gia một lễ cưới ở chùa cho hay: “Lễ Hằng thuận ở chùa là mơ ước và cũng là kế hoạch của mình mấy năm nay. Người trẻ chúng ta rất cần được hiểu biết để làm tròn bổn phận khi lập gia đình”.

Nhiều người trẻ cưới trên chùa cùng chung ý kiến, đối với cuộc sống hôn nhân không gì thiêng liêng bằng việc trong giây phút quan trọng nhất của hạnh phúc lứa đôi được quỳ dưới chân dung chư Phật, cùng phát nguyện sống trọn đời bên nhau.

“Lễ cưới được tổ chức ở chùa là cầu nối giữa đạo và đời, nó hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt. Đồng thời nó cũng tạo ra bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc” - sư Thầy Thích Tịnh Quán - trụ trì chùa Đình Quán nhấn mạnh.

Đám cưới tại chùa có tên là "Lễ Hằng Thuận" gồm 15 mục, trong đó đáng kể nhất là các nghi thức chính gồm: dâng hương, lạy bụt, khai thị, giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện.

Chùm ảnh lễ Hằng thuận tại chùa Đình Quán của đôi bạn trẻ Lê Tuấn Đức - Nguyễn Mai Anh:
 

    Quý Thầy cô và họ hàng hai gia đình


 Đại chúng hộ niệm cho buổi lễ Hằng thuận

   Dâng hương trước Tam Bảo
        Cô dâu, chú rể trước Tam Bảo        Cô dâu, chú rể cúi đầu trước Tam Bảo  
Cô dâu, chú rể quỳ trước Tam Bảo cầu xin gia hộ

              Cô dâu, chú rể đọc 5 lời phát nguyện trong lễ Hằng thuận   Sư Thầy trụ trì trao Điệp 5 lời phát nguyện trong lễ Hằng thuận  
Thiền trà sau lễ Hằng thuận tại thiền đường
 

Về Menu

giới trẻ thích cưới trên chùa gioi tre thich cuoi tren chua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

浄土宗 2006 墓の片付け 魂の引き上げ 雷坤卦 phát lÓ 佛教算中国传统文化吗 度母观音 功能 使用方法 Þ CÃ ri chay 飞来寺 世界悉檀 仏壇 通販 ไๆาา แากกา 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Vọng phẩm chất của đời sống lứa đôi ส วรรณสามชาดก tuc 二哥丰功效 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 霊園 横浜 å phat 寺院医学的当代价值 Phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim cao hơn 墓地の販売と購入の注意点 อธ ษฐานบารม ประสบแต ความด 緣境發心 觀想書 chon hoa trai gi de cung phat va cung ong ba 四ぽうしゅく 一日善缘 Bão về goc đời và đạo là hai mặt của một Thực phẩm làm dịu thần kinh 皈依是什么意思 五観の偈 曹洞宗 Lâm Đồng TT Thích Minh Hạnh Chánh Chợ Các món chay ngày Tết về vu dieu y niem trong con dau ban the Thiền là sống tỉnh thức trong từng 경전 종류 市町村別寺院数順位 仏壇 おしゃれ 飾り方 Dù ở đâu con cũng cần mẹ 佛教書籍 佛教教學 白佛言 什么意思 元代 僧人 功德碑