Trong cuộc sống có rất nhiều người làm từ thiện, rất nhiều người đóng góp xây chùa... Đó cũng là công đức. Nhưng nếu anh giận, nếu chị giận, mà anh chị không thể kiểm soát được cơn giận của mình thì ngọn lửa sân của anh, của chị sẽ thiêu hủy cả rừng công
Giữ gìn tâm ý

đức của anh và của chị.
Hỏi: 

Thưa thầy, thưa cô!

Con có dịp đọc được một bài viết trong đó có nói như sau: Trong kinh dạy rằng: "Làm trăm ngôi chùa Phật không bằng làm sống một người. Làm sống người trong mười phương thiên hạ không bằng gìn giữ tâm ý một ngày." Con không hiểu giữ gìn tâm ý là giữ gìn như thế nào? Và tại sao giữ gìn tâm ý lại có được công đức lớn như vậy? Mong các thầy, các cô giúp con.
Con xin cảm ơn!
Thầy Tâm Quả chia sẻ:

Chào bạn!

Rất vui được trao đổi kinh nghiệm với bạn. Mình hy vọng một vài gợi ý của mình có thể giúp bạn thực tập cho vui.

Để gìn giữ tâm ý một ngày có nghĩa là gìn giữ tâm ý mình hoàn toàn thanh tịnh, (giải thoát) bình an, hạnh phúc trong một ngày mà không để sự đau buồn, bực bội, lo lắng, sầu đau lôi kéo mình hay những dự án về tương lai lôi mình đi rất xa. Nếu không, mình sẽ không có khả năng an trú trong giây phút hiện tại tuyệt vời.

Nếu muốn gìn giữ tâm ý mình được nhẹ nhàng, bình an và hạnh phúc thì phải thực tập chánh niệm, nghĩa là phải có khả năng nhận diện được cái gì đang xảy ra cho bản thân mình và chung quanh mình đó gọi là chánh niệm. Nếu bạn có khả năng nhận diện được tâm hành của mình và biết nẻo về tâm ý của mình, thì bạn là người có chủ quyền, bạn không còn là nạn nhân của những suy nghĩ, cảm xúc của bạn, hơn thế nữa bạn sẽ giúp được rất nhiều người trong gia đình, xã hội, học đường.

Ví dụ, khi bạn có một tâm hành bực bội đang đi lên trong tâm, liền lập tức bạn biết là bạn đang có một tâm hành bực bội, thì bạn biết cần phải làm gì lúc đó để chăm sóc sự bực bội đó trong lòng mình, bạn sẽ không cho phép mình là nạn nhân của sự bực bội và cũng sẽ không cho phép mình vung vãi những bực bội đó lên người khác. Bạn biết rất rõ khi sự giận hờn, trách móc, chế ngự trong tâm hồn, mình sẽ đánh mất mình, đánh mất trí tuệ, và sự giận hờn này sẽ làm đổ vỡ sự liên hệ tốt đối với những người xung quanh. Nếu bạn giữ gìn được tâm ý của mình trong chánh niệm, thì bạn không những giúp đỡ được cho bạn mà còn cho rất nhiều người trong những tình huống khó khăn.

Có rất nhiều người làm được rất nhiều công đức, nhưng vì không kiểm soát được chính mình trong một tình huống rất cần sự tỉnh thức, chỉ một phút nóng giận họ đã thiêu đốt cả rừng công đức (đây là lời Bụt đã nói) bằng một lời nói, bằng một ánh mắt, bằng một hành động.

Vậy thì khi bạn giận, thay vì nổi giận với người kia và làm cho người kia khổ để xoa dịu cơn giận trong lòng mình, thì bạn nên trở về với hơi thở của mình và thầm nói: ‘thở vào, tôi biết tôi đang giận; thở ra, tôi mỉm cười với cơn giận của tôi’, chỉ cần vài hơi thở như vậy thôi là bạn đã có thể làm lắng dịu cơn nóng giận của bạn rồi, tu như vậy sẽ đem lại sự chuyển hóa cho bạn và cho những người xung quanh bạn. Chính sự chuyển hóa này đem lại rất nhiều công đức. Sự chuyển hóa này còn khích lệ được nhiều người tu tập theo mình. Công đức vun bồi công đức.

đức của anh và của chị. Bởi vậy trong kinh có nói: “Làm trăm ngôi chùa không bằng làm sống một người. Làm sống một người trong mười phương thiên hạ không bằng gìn giữ tâm ý một ngày."

Chúc bạn tu tập vui và thành công trên con đường của mình.
 
Bài viết: "Giữ gìn tâm ý"
Tâm Quả - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

giữ gìn tâm ý giu gin tam y tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

还愿怎么个还法 บวช phật đạo đường giải thoát lê đình thám 若我說天地 同朋会運動 北海道 評論家 Điều trị suy nhược tinh thần qua xét pháp トO 除淫欲咒 做人處事 中文 น ยาม ๕ 浄土真宗 お守り 僧秉 念心經可以在房間嗎 六因四缘五果的来源和作用 사념처 truyện lục tổ huệ năng phần 1 人生是 旅程 風景 僧伽吒經四偈繁體注音 氣和 印手印 HÃy ÐÑÑ 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 ï¾ ï½½ 三乘總要悟無為 phÃp น ทานชาดก 山風蠱 高島 Món ăn giúp ngon giấc 一真法界 盂蘭盆会 応慶寺 hay song mot doi ly tuong 欲移動 ï¾ å ú hÓn 康 惡 錫杖 佛教的出世入世 Ä Æ å åˆ å 放下凡夫心 故事 ทาตอะไรเป นองค 妙性本空 无有一法可得 ï¾ ï½ 優良蛋 繪本 赞观音文 thiền