GNO - Sáng qua, 24-5-2017 (29-4- Đinh Dậu), tại tổ đình Chân Tiên (151 phố Bà Triệu, TP.Hà Nội)...

Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận

GNO - Sáng qua, 24-5-2017 (29-4- Đinh Dậu), tại tổ đình Chân Tiên (151 phố Bà Triệu, TP.Hà Nội, môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ chung thất cố Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, viện chủ chùa Chân Tiên (viên tịch ngày 5-4-2017 nhằm ngày 9-3- Đinh Dậu).

Chứng minh và dự lễ có HT.Thích Thanh Đàm, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; chư tôn đức Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN: HT.Thích Gia Quang, HT.Thích Quảng Tùng, TT.Thích Quảng Hà; HT.Thích Thanh Nhã, Phó ban thường trực Ban Nghi lễ T.Ư, Phó BTS GHPGVN TP.Hà Nội; chư tôn túc Tăng Ni trụ trì các chùa trong và ngoài TP.Hà Nội; môn đồ pháp quyến chùa Chân Tiên.

dsc_6408_jpg.jpg
 Di ảnh cố NT.Thích Đàm Nhuận

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận thế danh Trần Thị Hải, quê Nam Định, xuất gia và trụ trì chùa Chân Tiên. Một cuộc đời Ni trưởng tu hành theo giáo lý Phật đà, giới luật nghiêm tịnh.

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận viên tịch ngày 5-4-2017 (9-3-Đinh Dậu), thọ 94 tuổi đời, 74 tuổi đạo. Nhà nước, các ban ngành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng, phường sở tại kính viếng rất trang trọng. Nhục thân Ni trưởng được an trí tại nghĩa trang Huỳnh Cung - Văn Điển, TP.Hà Nội.

Được biết, chùa Chân Tiên được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông với tên ban đầu là chùa Sùng Khánh Báo Thiên, trên một gò cao bên bờ hồ Lục Thủy, với tháp Báo Thiên nổi tiếng là một trong Tứ đại khí của kinh thành Thăng Long xưa.
 
Tới thời Trần, chùa bị đổ nát, nhân đó mới dời về thôn Phụ Khánh (đất phố Hỏa Lò hiện nay) cũng thuộc huyện Thọ Xương xưa. Lúc này, dân gian đời Trần mới quen gọi tên là chùa Chân Tiên.

Năm 1888, thực dân Pháp chiếm đất chùa Chân Tiên ở thôn Phụ Khánh để làm nhà tù Hỏa Lò thay tên Phụ Khánh trước đó. Chùa Chân Tiên từ đó chuyển xuống 151 Bà Triệu, thành phố Hà Nội hiện nay.
 
Chùa Chân Tiên được quy hoạch theo chiều sâu gồm tam quan, nhà tiền đường, nhà thiêu hương, tòa thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ, tăng phòng. Các nếp nhà của chùa đều được bố cục hợp lý. Chùa chính và nhà Mẫu có nội thất khang trang. Chùa có 5 cửa võng, 2 hương án gỗ, 6 y môn, 2 chuông đồng, 12 bia đá dựng từ năm Thành Thái 10 (1898). Bia Phụ Khánh Chân Tiên bi ký dựng năm Thành Thái 13 (1901) ghi rõ về việc trùng tu chùa.
 
Chùa quay mặt về hướng Tây, tam quan chùa sát đường Bà Triệu. Tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với gác chuông nằm gần mái chùa. Từ tam quan đi thẳng vào là Tiền đường với quy mô rất lớn và rộng, ngoài cửa chính Tiền đường có đặt 2 cột trụ và một lư hương bằng đá, cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào tiền đường.

Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức của Phật. Phía bên trái tiền đường là nhà thờ Tổ, đằng sau là nhà thờ Mẫu và bên phải là nơi để kinh sách của Phật.

Chùa hiện có 40 pho tượng tròn được tạo tác từ cuối thời Lê đến đầu thế kỉ XX và 237 bản khắc in kinh Phật. Hệ thống tượng trong chùa gồm có: tượng Phật và tượng Mẫu được làm bằng đồng hoặc bằng gỗ. Trong chùa còn có một bức tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được làm bằng gỗ rất tinh xảo.

Dưới đây là hình ảnh trì kinh, niệm Phật cầu nguyện cố Ni trưởng cao đăng cõi lành:
















Phúc Thịnh


Về Menu

Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận

曹洞宗総合研究センター 1992 必使淫心身心具断 皈依是什么意思 Bông hồng nào cho Cha Bệnh tâm thần オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Ûý 陈光别居士 Món chay ngon cho ngày cuối tuần 荐拔功德殊胜行 những câu nói đáng suy ngẫm của người å 度母观音 功能 使用方法 佛教中华文化 墓地の販売と購入の注意点 VẠ供灯的功德 Não bộ lão hóa nhanh là do đâu 二哥丰功效 kien さいたま市 氷川神社 七五三 蒋川鸣孔盈 của 香炉とお香 chÃnh ก จกรรมทอดกฐ น お墓参り TP 元代 僧人 功德碑 äºŒä ƒæ 佛教書籍 七五三 大阪 佛教算中国传统文化吗 六因四缘五果的来源和作用 一日善缘 別五時 是針 己が身にひき比べて 色登寺供养 随喜 Lễ giỗ Tổ Tuệ Bích Phổ Giác lần 市町村別寺院数 1 2 3 ta đi ăn chay tấm lòng chân thiện là sức mạnh để hiện thân của đức phật quan âm お仏壇 お供え 忍四 僧人心態 những gương mặt ni giới xuất thân quý อธ ษฐานบารม おりん 木魚のお取り寄せ ไๆาา แากกา 築地本願寺 盆踊り