GNO - Sáng qua, 24-5-2017 (29-4- Đinh Dậu), tại tổ đình Chân Tiên (151 phố Bà Triệu, TP.Hà Nội)...

Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận

GNO - Sáng qua, 24-5-2017 (29-4- Đinh Dậu), tại tổ đình Chân Tiên (151 phố Bà Triệu, TP.Hà Nội, môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ chung thất cố Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, viện chủ chùa Chân Tiên (viên tịch ngày 5-4-2017 nhằm ngày 9-3- Đinh Dậu).

Chứng minh và dự lễ có HT.Thích Thanh Đàm, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; chư tôn đức Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN: HT.Thích Gia Quang, HT.Thích Quảng Tùng, TT.Thích Quảng Hà; HT.Thích Thanh Nhã, Phó ban thường trực Ban Nghi lễ T.Ư, Phó BTS GHPGVN TP.Hà Nội; chư tôn túc Tăng Ni trụ trì các chùa trong và ngoài TP.Hà Nội; môn đồ pháp quyến chùa Chân Tiên.

dsc_6408_jpg.jpg
 Di ảnh cố NT.Thích Đàm Nhuận

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận thế danh Trần Thị Hải, quê Nam Định, xuất gia và trụ trì chùa Chân Tiên. Một cuộc đời Ni trưởng tu hành theo giáo lý Phật đà, giới luật nghiêm tịnh.

Ni trưởng Thích Đàm Nhuận viên tịch ngày 5-4-2017 (9-3-Đinh Dậu), thọ 94 tuổi đời, 74 tuổi đạo. Nhà nước, các ban ngành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng, phường sở tại kính viếng rất trang trọng. Nhục thân Ni trưởng được an trí tại nghĩa trang Huỳnh Cung - Văn Điển, TP.Hà Nội.

Được biết, chùa Chân Tiên được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông với tên ban đầu là chùa Sùng Khánh Báo Thiên, trên một gò cao bên bờ hồ Lục Thủy, với tháp Báo Thiên nổi tiếng là một trong Tứ đại khí của kinh thành Thăng Long xưa.
 
Tới thời Trần, chùa bị đổ nát, nhân đó mới dời về thôn Phụ Khánh (đất phố Hỏa Lò hiện nay) cũng thuộc huyện Thọ Xương xưa. Lúc này, dân gian đời Trần mới quen gọi tên là chùa Chân Tiên.

Năm 1888, thực dân Pháp chiếm đất chùa Chân Tiên ở thôn Phụ Khánh để làm nhà tù Hỏa Lò thay tên Phụ Khánh trước đó. Chùa Chân Tiên từ đó chuyển xuống 151 Bà Triệu, thành phố Hà Nội hiện nay.
 
Chùa Chân Tiên được quy hoạch theo chiều sâu gồm tam quan, nhà tiền đường, nhà thiêu hương, tòa thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ, tăng phòng. Các nếp nhà của chùa đều được bố cục hợp lý. Chùa chính và nhà Mẫu có nội thất khang trang. Chùa có 5 cửa võng, 2 hương án gỗ, 6 y môn, 2 chuông đồng, 12 bia đá dựng từ năm Thành Thái 10 (1898). Bia Phụ Khánh Chân Tiên bi ký dựng năm Thành Thái 13 (1901) ghi rõ về việc trùng tu chùa.
 
Chùa quay mặt về hướng Tây, tam quan chùa sát đường Bà Triệu. Tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, với gác chuông nằm gần mái chùa. Từ tam quan đi thẳng vào là Tiền đường với quy mô rất lớn và rộng, ngoài cửa chính Tiền đường có đặt 2 cột trụ và một lư hương bằng đá, cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào tiền đường.

Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức của Phật. Phía bên trái tiền đường là nhà thờ Tổ, đằng sau là nhà thờ Mẫu và bên phải là nơi để kinh sách của Phật.

Chùa hiện có 40 pho tượng tròn được tạo tác từ cuối thời Lê đến đầu thế kỉ XX và 237 bản khắc in kinh Phật. Hệ thống tượng trong chùa gồm có: tượng Phật và tượng Mẫu được làm bằng đồng hoặc bằng gỗ. Trong chùa còn có một bức tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được làm bằng gỗ rất tinh xảo.

Dưới đây là hình ảnh trì kinh, niệm Phật cầu nguyện cố Ni trưởng cao đăng cõi lành:
















Phúc Thịnh


Về Menu

Hà Nội: Lễ chung thất trai tuần NT.Đàm Nhuận

thiû mà Š五重玄義 五苦章句经 góc Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh bồ đề soi sáng thân tâm chua khai tuong VÃ Æ 山地剝 高島 白話 bao Quả Tha thứ chìa khóa giúp sống khỏe 临海市餐饮文化研究会 vÃ Æ Ä Ãªm 曹洞宗 梅花流 楽譜 Phật thu gui me cua con loi cua mot thai nhi 淨界法師書籍 空寂 cổ vầng angkor thom and bayon 持咒 出冷汗 học phật chua phuoc lam Bài thuốc giảm béo của lương y Thích 出家人戒律 sanh Âm お墓の墓地 霊園の選び方 フォトスタジオ 中百舌鳥 cô vân cổ tự 蹇卦详解 Ù Mối 隆兴寺六最 nghĩ khác đi º º 機十心 tự tánh di đà 8 giả 自悟得度先度人 止念清明 轉念花開 金剛經 同朋会運動 北海道 評論家 Chùa Lộc Uyển Bốn năm Công dụng của hoa sứ