Một chiếc chuông đồng cổ có niên đại thời Tây Sơn vừa được phát hiện tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà Hà Tĩnh trong quá trình khảo cứu, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử văn hóa
Hà Tĩnh: Phát hiện chuông đồng cổ thời Tây Sơn

Một chiếc chuông đồng cổ có niên đại thời Tây Sơn vừa được phát hiện tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong quá trình khảo cứu, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử văn hóa. Tin tức mới nhận từ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua trong quá trình khảo cứu, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), các cán bộ chuyên môn cơ quan này đã phát hiện một chiếc chuông đồng cổ có niên đại thời Tây Sơn tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Chuông đồng cổ nói trên được lưu giữ tại ngôi Chùa Thanh Quang, có tên nôm là: Thanh Quang Tự, trước đây có tên là: Yên Nhân Tự, thuộc thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chùa Thanh Quang, nơi lưu giữ chuông đồng cổ.
Chuông còn nguyên vẹn, có kích thước cao 75cm, nặng 70kg, đường kính vành miệng rộng 30cm. Chuông được chế tác bằng phương pháp đúc thủ công truyền thống với chất liệu đồng cổ màu vàng.

Chuông gồm 3 phần: Quai chuông, thân chuông và vành miệng chuông. Quai chuông được tạo dáng họa tiết hoa văn hình hai con rồng trong tư thế đấu lưng vào nhau, đuôi rồng cuộn tròn, lưng rồng to có vẩy. Thân chuông chia làm 4 múi theo chiều dọc, mỗi múi gồm 2 ô theo chiều ngang. Các ô đều khắc minh văn bằng chữ Hán cổ có nội dung nói về triết lý đạo Phật, khắc người hưng công và người công đức xây dựng chùa và niên đại đúc chuông. Phía trên thân chuông ở 4 múi có 4 chữ Hán cổ: Yên Nhân Tự Chung (chuông chùa Yên Nhân)
Cận cảnh chuông đồng cổ vừa được phát hiện.
Ở ranh giới giữa ô trên và ô dưới có 4 núm to hình tròn, có đường viền hoa, vừa làm núm gõ vừa tượng trưng cho 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Hoa văn trên góc chuông tạo dáng hình quả Trám nối liền nhau. Vành miệng chuông hơi loe, có hai gờ nổi hình tròn đồng tâm để trơn không trang trí hoa văn. Căn cứ vào hình văn được khắc ghi trên thân chuông, được biết, chuông được đúc vào niên hiệu Cảnh Thịnh (1793-1802) thời Tây Sơn.

Phát hiện trên cho thấy, sức lan tỏa của triều đại Tây Sơn, tuy tồn tại với thời gian ngắn ngủi song đã để lại và đóng góp cho đất nước những giá trị tinh thần và vật chất vô cùng phong phú, là những di vật quý có nhiều giá trị về lịch sử về khảo cổ, văn học, kiến trúc, mỹ thuật.... Đặc biệt các bài minh chuông được đúc khắc trên chuông, là những tư liệu quý góp phần nghiên cứu về vương triều Tây Sơn trong lịch sử dân tộc cần được gìn giữ, nghiên cứu và bảo vệ. Hạnh Lê

Về Menu

hà tĩnh: phát hiện chuông đồng cổ thời tây sơn ha tinh phat hien chuong dong co thoi tay son tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ Phát chua phuoc hoi CẠn Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn thiet lap tinh do tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong niệm bụt quan hệ thầy trò trong kinh chẳng หลวงป แสง tìm niềm vui của cuộc sống tuÃƒÆ Giá đức đạt lai lạt ma khuyến khích ăn Người mắc bệnh gì muốn tự sát Nước ép từ lựu giúp chống lão hóa tấm lòng chân thiện là sức mạnh để chùa phước lâm nghi ve tu thien Phát hiện cách làm giảm di căn tế vi ac khau lam ton thuong nguoi khac tat co bao ung dao quanh nhung ngoi chua co va dep nhat ha noi tuổi trẻ và nhân duyên cửa phật LẠc Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới hát mãi câu hát bình an houn jiyu kennett hot 30 điều không nên tiếp tục làm với Món ăn bài thuốc từ đậu phụ chua hai an Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và Củ sen ba phương thức giáo dục tuổi trẻ phật Gỏi cuốn ke niem phat 5 thuoc do can ban ve phuong phap luan phat giao tâm thức và chứng nghiệm tu cai mieng la tu hon nua doi nguoi trở lại trường xưa tu phật trong cuộc sống thường ngày su song tot dep hay khong la tuy thuoc vao tam ba pháp hành cứu lấy đời sống có nên tu tập trong hoàn cảnh ở 7 viec lam tao qua bao xau Chiếc túi của ông lão ăn xin chua nghia phu Sóng