Theo các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, bẻ cành cây của chung, đền chùa để mang về làm lộc coi chừng phải tội Tan hoang đêm giao thừa
Hái lộc đầu năm: Coi chừng phải tội

Theo các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, bẻ cành cây của chung, đền chùa để mang về làm lộc coi chừng phải tội.Tan hoang đêm giao thừa.


Các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp hội KH&KT Việt Nam) cho rằng, tục hái lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa. Lộc có nghĩa là nụ đầu tiên, mần non mới nhú. Người ta vẫn ví von “đầu năm cây cối đâm chồi nảy lộc”. Tục hái lộc chính là lấy lộc cây để tượng trưng, thay thế cho lộc may mắn, của cải.

Người Việt Nam ta có phong tục đi hái lộc, bẻ cành cây vào đêm Giao thừa mang về nhà. Đêm  giao thừa, sau khi lễ bái ở đền, chùa bẻ lấy một "cành lộc" mang về nhà. Hái lộc ở các đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Những ai không đi được đền chùa, cũng hái lộc từ những cây ngoài đường mang về. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ tiên.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, con người hiện nay có những quan niệm sai lầm về hái lộc. Sai lầm lớn nhất là nghĩ rằng cành cây càng to, lộc càng nhiều. Nhiều người mang dao đi “chặt lộc” cho được lộc to, lộc nhiều. Cũng có những trường hợp ra chùa hái lộc, nhưng phải chọn lộc đẹp nên “chịu khó” chèo lên cây cao giữa đêm giao thừa để chọn rồi “bẻ lộc”. Không chỉ hái lộc cho mình, nhiều người tiện thể có “lộc đẹp” hái luôn cho bạn bè, người thân. Có người “mạnh dạn” lấy xe máy chở chậu cây cảnh nhà chùa về cho “đại cát, đại lợi”. Ở nông thôn, nhiều người còn hái lộc ở các ruộng hoa màu, nông sản của bà con nông dân...

Sau đền chùa, các địa điểm như ngân hàng, kho bạc Nhà nước... thu hút nhiều người đến hái lộc. Đó là lý do cây xanh trước cổng các địa điểm này luôn “trụi thùi lụi” đêm giao thừa. Có năm, kho bạc Nhà nước phải cử các cán bộ công an ra bảo vệ cây xanh. Tuy nhiên, chỉ cần công an lơ đi là có người lao vào bẻ, những người xung quanh cũng được thể ùa lên. 

Theo các nhà ngiên cứu, hiện nay, hái lộc còn trở thành phong trào mỗi dịp xuân về, tết đến. Dường như mỗi người khi ra đường ngày đầu năm mà không mang được cành lộc nào về khó yên tâm. Bạn bè, hàng xóm khoe hái được lộc to, mình hái lộc nhỏ thấy chạnh lòng. Tại Hà Nội, đêm giao thừa hàng năm, cây xanh công cộng luôn là mục tiêu bị tấn công nặng nề. Mặc dù Công ty Cây xanh Hà Nội luôn tổ chức người trực nhưng không thể làm giảm phong trào hái lộc. Từ đó, gây nên cảnh tàn phá, tan hoang đêm giao thừa.

Coi chừng phải tội

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cho rằng, nét đẹp hái lộc đang bị xấu đi do cách hành xử của con người. Nhất là ở những nơi linh thiêng như đền chùa, lấy của chùa về làm của riêng, tàn phá cảnh quan nhà Phật... coi chừng phải tội.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, lộc phải do mình tự kiếm ra bằng sức lao động là chính đáng. Lộc mà lại đi lấy của chung về làm của riêng có thể hiểu là tham ô. Lộc thật về hay không chưa biết, nhưng tham ô đã là có tội.

Ngoài ra, không thể lấy những hành vi thiếu văn hóa để thực hiện một tập tục văn hóa. Vậy nên, leo trèo lên cây, chặt cành, tàn phá cây cối, làm tổn hại đến môi trường là hành vi thiếu văn hóa. Chính những hành động hái lộc thô lỗ đó đã làm xấu đi nét đẹp tục hái lộc đầu xuân.

Ngay cả những người làm công tác bảo vệ, quản lý cũng cần phải lưu ý hành vi của mình. Ví dụ như, có một bông hoa đẹp trong công viên, chàng trai hái tặng cô gái. Đó là hành động đẹp, nhưng nhiều người bảo vệ thay vì nhẹ nhàng nhắc nhở lại quát tháo, dọa nạt người ta là không nên.

Ngày 31/1/2013, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi có buổi làm việc với Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội. Phó chủ tịch yêu cầu Công ty tích cực nâng cao chất lượng trong công tác quản lý công viên cây xanh trên địa bàn. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, trong khi người dân nghỉ tết, Công ty cần tiếp tục phân công công nhân trực duy trì chăm sóc cây hoa trang trí trên đường một cách tốt nhất để phục vụ người dân Thủ đô đón Tết.

  Dương Tùng - Theo khampha.vn  

Về Menu

hái lộc đầu năm: coi chừng phải tội hai loc dau nam coi chung phai toi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

27 Mông sơn thí thực Giáo lý vô ngã Đầu năm theo mẹ đi chùa Người Sài Gòn miền Tây thường ăn chay 寺庙的素菜 giá trị của việc ở đời lữ khách của một kiếp người doi lu khach cua mot kiep nguoi mong ao đem đạo vào đời tu hành không phải chỉ vì để gặp hoa thuong thich thanh chan 1905 Thanh âm mùa Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh Tiếp nối Vai trò của người truyền 緣境發心 觀想書 Äón 金宝堂のお得な商品 禅诗精选 tu hành trong mùa vu lan 陧盤 上巽下震 Lâm Đồng Tổ chức lễ đại tường 築地本願寺 盆踊り 蒋川鸣孔盈 佛教算中国传统文化吗 モダン 仏壇 ペット僧侶派遣 仙台 誦經 trước khi ly hôn bạn nên đọc bài viết 墓地の販売と購入の注意点 五観の偈 曹洞宗 sô cô la Sách 上座部佛教經典 必使淫心身心具断 phiem 佛教書籍 Hoa ngọc lan chữa ho hiệu quả å ประสบแต ความด chùa báo thiên với lịch sự đau お墓 リフォーム 曹洞宗総合研究センター Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng ng có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng 曹村村 vuot qua co don bang bon tam vo luong さいたま市 氷川神社 七五三 con người ý thức với pháp thân mầu