Giác Ngộ - Hyecho (Tuệ Siêu), vị cao tăng của triều đại Shilla đã mở ra con đường hướng tới văn minh thế giới cho Hàn Quốc từ 1.300 năm về trước. Sunim Hyecho sinh năm 704, là một thiền sư của vương quốc Shilla thống nhất vào thế kỷ thứ VIII. Năm 17 tuổi, Hyecho tới Quảng Châu (Trung Quốc) và học Mật giáo từ một cao tăng Ấn Độ, ngài Kim Cương Trí.

	Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho - người đi tìm ánh sáng chân lý

Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho - người đi tìm ánh sáng chân lý

Giác Ngộ - Hyecho (Tuệ Siêu), vị cao tăng của triều đại Shilla đã mở ra con đường hướng tới văn minh thế giới cho Hàn Quốc từ 1.300 năm về trước. Sunim Hyecho sinh năm 704, là một thiền sư của vương quốc Shilla thống nhất vào thế kỷ thứ VIII. Năm 17 tuổi, Hyecho tới Quảng Châu (Trung Quốc) và học Mật giáo từ một cao tăng Ấn Độ, ngài Kim Cương Trí.

Ngài Kim Cương Trí xuất thân từ Nam Ấn, được các Tăng Ni cũng như giới cư sĩ tôn sùng và gọi là Tổ sư về Mật giáo Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt của vị thầy này, năm 774, Hyecho đã được Hoàng đế Đại Tông (nhà Đường) sủng bái cho làm lễ cầu mưa. Qua đó, ta có thể thấy học vấn và danh tiếng của sư Sunim Hyecho tại Trung Quốc lúc ấy. Bằng nhiệt huyết và nỗ lực phi thường, năm 723, sư Hyecho đã quyết định thực hiện chuyến hành hương đến Thiên Trúc, Ấn Độ, con đường "100 người đi không ai quay trở lại", đi ngược lại quãng đường của ngài Kim Cương Trí, với quyết tâm cứu vãn nền Phật giáo nước nhà, Thiền sư Hyecho đã rời Quảng Châu và tới Đông Thiên Trúc bằng đường biển, sau đó ròng rã suốt 4 năm trời với bao gian nan, vất vả để đi khắp các nước giáp phía Tây Trung Quốc. Sau đó, Sư đã viết cuốn ký sự du hành mang tên "Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon", tức là "Ký sự hành hương đến 5 vương quốc Ấn Độ". Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon cùng với cuốn "Những cuộc du hành của Marco Polo - The travels of Marco Polo", "Đông du ký" của Odoric da Pordenone và "Hành trình của Ibn Battuta - Ibn Battuta’s Journey" được xếp vào hàng 4 cuốn ký sự du hành nổi tiếng trên thế giới.

Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon là cuốn sách cổ nhất trong 4 cuốn ký sự nói trên, bao gồm 6.000 từ, 227 dòng, là 1 tờ giấy cuộn ngang, được ghép lại bởi 10 tờ giấy, mỗi tờ cao khoảng 28,5cm và ngang 42cm. Cuốn sách đã bị thất lạc cho đến khi nhà nghiên cứu Đông phương học, học giả người Pháp, Paul Pelliot, phát hiện ra nó trong một hang động ở Đôn Hoàng, Trung Quốc vào năm 1908. Cuốn sách đã bị mất mặt trước và mặt sau nên không thể biết tên tác giả hay chữ ký, nhưng nội dung của nó đã miêu tả rõ chuyến hành hương phi thường của Thiền sư Hyecho. Ông rời Quảng Châu tới Ấn Độ và các nước Trung Á năm 723 và trở về núi Thiên Sơn (Trung Quốc) năm 727. Cuốn ký sự Hyecho còn lại ngày nay không phải bản gốc mà chỉ là tài liệu sao chép từ bản tóm tắt của 3 quyển sách gốc. Tuy vậy, người ta vẫn có thể xem rõ nội dung cuốn ký sự vì nó chỉ bị mất phần đầu và phần cuối (phần đầu của cuốn 1 và phần cuối của cuốn 3). Mặc dù nội dung và số lượng ghi chép khác nhau theo từng quốc gia, nhưng toàn bộ quá trình hành hương của thiền sư Hyecho, từ phương hướng, thời gian di chuyển, vị trí, quy mô khu vực, tới tình hình cai trị và hoạt động của các Tăng, Ni Phật giáo, ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, sản vật, khí hậu ở những nơi đó đều được ghi lại theo trình tự trong cuốn sách. Do đó, đây được coi là cuốn sách duy nhất khái quát được toàn cảnh Ấn Độ trong thế kỷ thứ VIII. Sư Hyecho đã ghi lại phong cảnh, tập tục văn hóa ở mỗi nước bằng những bài thơ ngũ ngôn độc đáo. Wang-o-cheon-chuk-guk- jeon thực sự là một tuyệt tác đáng khâm phục của thế kỷ thứ VIII, miêu tả gần 40 quốc gia vỏn vẹn chỉ trong 6.000 chữ với những câu văn ngắn gọn, súc tích.

Tuyệt tác Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon mô tả chuyến đi bộ hành hương kéo dài 4 năm với 11.000km đường bộ và 9.000km đường biển, không phải chỉ là một bản ký sự đơn thuần mà được coi như một tài liệu khảo cổ học, nhân loại học hiếm có trên thế giới. Nhưng tiếc thay, người đi tìm chân lý về sự giao lưu văn minh nhân loại đầu tiên của Hàn Quốc, Thiền sư Hyecho, đã không thể trở về quê hương cho tới tận khi ông mất năm 787, ở tuổi 83 trên đất nhà Đường.

 Giới Tánh dịch theo Buddhist Korea


Về Menu

Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho người đi tìm ánh sáng chân lý

Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao 5 điều cần biết về hiến tặng Phát hiện mới về Thái sư Trần Thủ gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay 02 vo thuong su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi nuôi 饒益眾生 モダン仏壇 Bảo quản rau củ quả mui 仏壇 拝む 言い方 麓亭法师 13 triết lí nhân sinh nhất định phải Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại หลวงป แสง Vấn đề trợ tử đồng nghĩa với loài vật ä½ æ 市町村別寺院数順位 Nguyen Thầy ơi con vẫn nhớ Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế hoan Nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch Nhớ cảnh chùa xưa ç æŒ 横浜 永代供養墓 ba mau chuyen dao nghich 白佛言 什么意思 โภชปร ตร 一息十念 每年四月初八 中国佛度 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều зеркало кракен даркнет Trăm nhớ ngàn thương Viên ngọc luôn tỏa sáng của Phật giáo cửa Thịt đỏ 6 loại thực phẩm có thể gây chướng Món chay ngày Tết Mồng 3 供灯的功德 Þ 饿鬼 描写 大法寺 愛知県 Giao cảm cùng xuân