Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng
Hàng trăm cổ vật Phật giáo được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Không gian trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc đang được sắp xếp để chuẩn bị cho lễ khánh thành bảo tàng vào ngày 24/12 tới. 
 

 Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán. 
 

 Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp. 
 

 Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm. 
 

 Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm. 
 
 Tượng Phật nghìn tay được trưng bày tại bảo tàng.      Tượng Quan Âm tứ thủ, làm bằng đồng ở thế kỷ thứ 7 đến thứ 9.   
 
 Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định. 
 

 
 Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa - nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này. 
 

 
 Những pho tượng Phật được bày trí một cách tương đối theo chất liệu, phong cách. 
 

 
 Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển. 
 

 
 Không chỉ làm bằng chất liệu gỗ, đồng, sắt, nhiều bức tượng còn được làm bằng đá. Nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
 
 Nguyễn Đông

Về Menu

hàng trăm cổ vật phật giáo được trưng bày tại bảo tàng văn hóa phật giáo đầu tiên ở việt nam hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao tang van hoa phat giao dau tien o viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nghi lễ đời người theo Phật giáo da gột mái tào thuyet phap do sinh cua duc phat chinh la thi hien sám hối như thế nào là đúng Quan điểm của Phật giáo về nghèo trịnh Thể dục có lợi gì cho phụ nữ mang Nói với chính mình để có giấc buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và dùng dao phat la dao hieu Nói lời tri ân gia hạn nhận bài truyền thống xuất gia báo hiếu trong tại sao tâm chẳng được quy nhất khi thử chữa trị bệnh tâm thần bằng HVPGVN tại Hà Nội tưởng niệm cố goi hon bài học ý nghĩa từ những việc trong nhung neo duong tam linh dai gioi dan cam lo va hanh trinh ve chung nam son đầu năm thực tập lời chúc an lành 天眼通 意味 dao phat dem lai hanh phuc ngay noi cuoc doi nay nghiệm về nhân quảtừ viết chì và Yoga cười 正信的佛教 phu Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen Vì sao khả năng giữ thăng bằng giảm Cuối năm tha thẩn chùa Hương lua n ba n ve ranh gio i giu a me va ngo vào trong huyễn mộng ket vẫn uống Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ xà Tái sanh theo Phật giáo trí tuệ và kỉ cương sài phat chi 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo can chuoi ngoc tran bao phap thi Vì đâu mất ngủ L០bai