Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng
Hàng trăm cổ vật Phật giáo được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Không gian trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc đang được sắp xếp để chuẩn bị cho lễ khánh thành bảo tàng vào ngày 24/12 tới. 
 

 Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán. 
 

 Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp. 
 

 Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm. 
 

 Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm. 
 
 Tượng Phật nghìn tay được trưng bày tại bảo tàng.      Tượng Quan Âm tứ thủ, làm bằng đồng ở thế kỷ thứ 7 đến thứ 9.   
 
 Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định. 
 

 
 Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa - nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này. 
 

 
 Những pho tượng Phật được bày trí một cách tương đối theo chất liệu, phong cách. 
 

 
 Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển. 
 

 
 Không chỉ làm bằng chất liệu gỗ, đồng, sắt, nhiều bức tượng còn được làm bằng đá. Nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
 
 Nguyễn Đông

Về Menu

hàng trăm cổ vật phật giáo được trưng bày tại bảo tàng văn hóa phật giáo đầu tiên ở việt nam hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao tang van hoa phat giao dau tien o viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Sen làng đã mọc 1 nhạc sĩ sỹ luân vào chùa ni sau đại học lắng 般若 vai net suy ngam ve dao tao tang Vỏ táo giúp phòng ung thư Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường PhÃÆp hòa thượng thích pháp tràng gian lao khong lam ta nhut chi mong thoat luan hoi mộng thoát luân hồi L盻 thực hành Chánh niệm sám tu là cội phúc hoc va chuyen hoa Nếu chưa ăn chay mời bạn ăn chay luận về dục nguồn gốc của khổ đâu Thực phẩm chay Dai giòn do phụ gia Tiếng chuông tỉnh thức Tôn giả Bạc câu la bảy pháp để xây dựng một hội chứng Mối quan hệ tình bạn theo tinh thần kinh con người ý thức với pháp thân mầu sanh thông điệp của garchen rinpoche về vấn giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan suy ngẫm lời phật dạy về đạo đức giáo pháp thời luân không biện hộ hay vầng บทสวดพาห งมหากา ái 無量義經 Tự làm bánh ú tro đậm đà hương quê tu vien Bánh chay kiểu Tây Củ cải đường giúp chống lão hóa não Tương hột xào đậu hũ sả ớt phúc Tương hột xào đậu hũ sả ớt 7 cách tránh say tàu xe Quê hương là chùm khế ngọt tham nhung cau chuyen ve nhan qua câu chuyện về chàng thanh niên pháp sang 不空羂索心咒梵文 Sỏi đỏ giấy bổi vàng lễ Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm