Không biết anhthâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thểtiền thân của Gia Đình Phật Tử hiện nay
HẰNG VANG – NHẠC SĨ TÀI HOA CỦA PHẬT GIÁO

Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia Đình Phật Tử hiện nay

 NHẠC SĨ HẰNG VANG 

Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ 20, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa Đạo Phật.

Đặc biệt toàn bộ gia đình, gồm 5 gái 4 trai, 19 cháu nội ngoại, con cháu dâu rễ đều  được quy y và sống rất đề huề, an lạc. Đây là gia đình Phật giáo kiểu mẫu thấm đượm chất Phật.
Tuy tuổi gần 80, anh vẫn miệt mài sáng tác, và sống thanh đạm đầy đạo vị trong một góc phố cao nguyên trầm lắng. Chẳng những là nhạc sĩ tài hoa,  anh còn là một tín đồ đúng nghĩa thể hiện lòng từ đối với mọi sinh vật, dù bé nhỏ nhất như cái kiến con sâu.  “Nội tướng” của anh cũng là một trong những Phật tử thuần thành và ủng hộ anh hết mực trong việc tu tập và sáng tác. Hiện hai anh chị sống trong căn nhà khá đầy đủ. Chị là gái Huế nên việc nội trợ gia chánh đều đạt chuẩn “cung đình”. Tuy có những bữa ăn đơn giản, nhưng hương vị không thể thiếu chất Huế. Như vậy, Huế không chỉ bàng bạt trong ca từ nhạc lý của anh mà còn thấm đượm trong bữa ăn hàng ngày do chị đem đến. Sống trên cao nguyên nhiều chục năm, nhưng chất Huế vẫn chưa phai theo màu đất đỏ.

Anh em đồng hương  trên cao nguyên có sự gắn bó thâm tình với nhau, nên khi anh Hằng Vang muốn tổ chức đêm “Huế trên Cao ngyên”, tất cả anh em ra tay hỗ trợ mọi mặt; lúc bấy giờ, Hằng Vang như trẻ thơ biết suy tư với ống pip trên môi, đi tới đi lui trong sân cứ như con trẻ lăn lộn bơi giữa hồ nước mát.

Có gần mới thấy anh là người khá dễ mến, rất chân thành và hồn nhiên. Vì thế, từ gia đình đến xã hội, từ chùa đến đồng hương trên xứ cao đều quý mến anh, trang trọng anh hết mực.
Có lẽ hơi thừa khi nói về nhân thân Hằng Vang, vì gia tài đồ sộ nhạc phẩm anh để lại cho Phật giáo đủ nói lên gí trị của một con người, nhưng cũng cần phải nói về con người mà Đạo và đời luôn gắn kết một cách nhuần nhuyển, nhẹ nhàng như tơ trời vươn nhẹ trên không gian cao nguyên, để ra đời những nhạc phẩm  như mây khói, như hương sen phảng phất êm nhẹ trong các chương trình thơ nhạc Phật giáo.

                                                   
 MINH MẪN
                                                       10/4/2013

Về Menu

hằng vang – nhạc sĩ tài hoa của phật giáo hang vang nhac si tai hoa cua phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nguyen nhan nhung kho dau tren the gian nay con đường sanh tử và con đường bất vai dieu suy ngam trong ngay ton su trong dao 持咒方法 cu si thieu chuu Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu Lễ giỗ Đệ nhị Tổ Trúc Lâm lần thứ tuoi tre voi van de diet duc tầm van de hon nhan theo quan diem phat giao Ngó 乾九 giàu có kỷ Húy kỵ Hòa thượng khai sơn chùa Phước mất phat tai tam chia khoa mo vao cua phat 浙江奉化布袋和尚 Ăn uống gì tốt cho da Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh nang prop Gần gũi thiên nhiên giúp giảm suy nghĩ chu tu trong phat giao khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh cẩn thận với lời nói để tránh khẩu già 3 kiểu tri kỷ nhất định phải kết giao Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Cuộc vận động chống chế độ Ngô chánh kiến và sự tự do gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay đọc thêm vài ý về bát nhã tâm kinh hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến luan dai thua bach phap quan điểm của phật giáo về việc nói Công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng đừng con khỉ lại thức trong mỗi giấc thiền cứu lấy dòng sông Các thói quen nơi công sở có hại cho soi guong khong thay bong minh liu 涅槃御和讃 tâm thư gởi chị hinh loai tru nhung thoi hu tat xau 氣和 佛說父母 le tuong niem lan thu 19 co ni truong thich nu Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 9 cố