Theo truyền thống an cư của Phật giáo Bắc tông, sau ngày 15 4 âm lịch, chư Tăng Ni hệ phái Khất sĩ trên khắp mọi miền đất nước đều tập trung trở về ba điểm an cư chính của hệ phái tại TP HCM
Hành Giả Khất Sĩ An Cư Như Thế Nào?

Theo truyền thống an cư của Phật giáo Bắc tông, sau ngày 15-4 âm lịch, chư Tăng Ni hệ phái Khất sĩ trên khắp mọi miền đất nước đều tập trung trở về ba điểm an cư chính của hệ phái tại TP.HCM... Theo truyền thống an cư của Phật giáo Bắc tông, sau ngày 15-4 âm lịch, chư Tăng Ni hệ phái Khất sĩ trên khắp mọi miền đất nước đều tập trung trở về ba điểm an cư chính của hệ phái tại TP.HCM là: đạo tràng tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh), điểm an cư dành cho chư Tăng, đạo tràng tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp) và đạo tràng tịnh xá Ngọc Phú (Q.Tân Bình) là hai điểm an cư dành cho chư Ni, để kiết giới an cư trong ba tháng, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới-Định-Tuệ.


Tại các trường hạ, chư vị Tăng (Ni) gặp lại nhau, nói cười chào hỏi trong không khí vui tươi, thắm tình đạo vị. Tình sư môn-nghĩa đạo mầu được thiết lập sau những tháng ngày xa cách. Các hành giả khất sĩ an cư cùng sống chung tu học theo tinh thần lục hòa cộng trụ, thực hành theo giáo pháp Đức Phật và đường lối hệ phái Khất sĩ, nêu cao tinh thần Tứ y pháp - Trung đạo mà Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã truyền dạy. 

Trong ba tháng an cư, mỗi hành giả đều phải thức tỉnh với chính mình. Xem giới luật như viên ngọc sáng quý giá phải cẩn trọng giữ gìn từng phút từng giây. Tuân thủ các thời khóa tu tập của trường hạ để thúc liễm thân tâm, thực hành chánh niệm, chuyển hóa những cặn bã bùn nhơ phiền não.

Các hành giả an cư sống trong môi trường thanh tịnh, luôn được sự bảo hộ của giới pháp. Đức Tổ sư đã dạy: “Chính giới luật của Giáo hội Tăng già là xứ Tây phương Tịnh thổ, Cực lạc, an dưỡng của chúng sanh, là thế giới tinh thần, hay viên ngọc quý của cõi trần, cũng là trường học Ta bà của vũ trụ, chiếc thuyền bè của biển hay là nhà an lạc nơi giữa chợ…” (Minh Đăng Quang pháp giáo, soạn giả Hàn Ôn, tr.72).

Đức Tổ sư luôn đề cao giới luật, khuyến tấn chư Tăng Ni hệ phái Khất sĩ phải tuân thủ thực hành. Ba tháng an cư là thời điểm quan trọng để các hành giả thực tập và thể hiện việc hành trì giới luật rõ nét nhất. Sống chung trong đạo tràng an cư, trong Giáo hội Tăng già thì người Khất sĩ hay các hành giả an cư nói chung đều phải tuân thủ giới luật một cách nghiêm túc. Từng cử chỉ, mỗi lời nói hay hành động đều thể hiện oai nghi, phạm hạnh, tất cả các hành vi đều được giới pháp bảo hộ.

Ngày nay, trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với xu thế hướng ngoại nhiều hơn cùng với tác động đa chiều của các biến động xã hội. Trong bối cảnh đó, người xuất gia học đạo cũng bị chi phối và ảnh hưởng phần nào.

Vì thế, trong tu tập đòi hỏi sự nỗ lực của từng hành giả, nhằm chế ngự sự vọng động của tâm thức khi tiếp xúc với ngoại cảnh. Do đó, sự tinh tấn tu tập, thực hành thiền định, tuân thủ giới luật trong ba tháng an cư là vấn đề quan trọng để chuyển hóa thân tâm.

Dù tu tập và sinh hoạt chung với nhau trong hạ trường an cư, nhưng mỗi vị hành giả tự chọn cho mình một pháp môn riêng biệt để ứng dụng tu học, hành trì. Có vị chọn thiền định làm pháp môn tu tập, nhưng cũng có vị chọn pháp môn niệm Phật hay trì chú để trì niệm nhằm diệt trừ tham dục, chuyển hóa vọng tưởng…

Trong những sai biệt về pháp hành tùy theo căn cơ ấy, các thời khóa tu học của trường hạ hệ phái Khất sĩ đều lấy pháp tu thiền định làm nền tảng chủ yếu cho các thời khóa công phu. Ngoài ra các hành giả an cư còn được thính pháp, chia sẻ pháp đàm, lễ bái và tụng niệm.

Theo truyền thống thiền môn, mở đầu một ngày tu tập vào lúc 3 giờ 45 phút, tất cả chư vị hành giả an cư đều thức dậy và bắt đầu thời khóa thiền định. Các hành giả theo thời khóa mà trường hạ đã đề ra hành trì liên tục, nhịp nhàng cho đến 21 giờ mới chỉ tịnh, kết thúc một ngày tu học.

Con đường tu tập chính yếu mà Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã đề ra cho Tăng Ni hệ phái Khất sĩ là thiền định. Chính Đức Tổ sư sau 7 ngày nhập định tại Mũi Nai - Hà Tiên đã chứng ngộ. Cho nên toàn thể chư vị Tăng Ni đệ tử của ngài đều lấy thiền định làm pháp môn căn bản để hướng đến và thành tựu giải thoát, giác ngộ.

Nói về sự tu tập thiền định, Đức Tổ sư dạy: “Người có định, thì thân khẩu ý mới trong sạch, tuy ít nói mà nói hay, tuy ít làm mà làm nên, tuy ít nhớ mà nhớ phải, là được kết quả yên vui biết bao nhiêu” (Ánh Minh Quang, Nxb TP.HCM, 2004, tr.57).

Như vậy, thiền định là pháp môn tu tập chủ yếu của người Khất sĩ trong ba tháng an cư cũng như trong đời sống tu tập hàng ngày. Thiền định giúp tâm hồn hành giả trở nên thanh tịnh và nhu hòa, xa rời mọi sinh hoạt ồn náo của trần tục, tâm thức an trụ nên thần tỉnh, trí sáng, dễ dàng thăng hoa và chứng đạt tuệ giác.

Theo lời Phật dạy, Giới-Định-Tuệ là ba chân vạc cần được thiết lập vững chắc trong quá trình tu tập. Đức Tổ sư cũng nêu lên mối liên hệ mật thiết của Giới-Định-Tuệ trong việc tu tập đối với người Khất sĩ: “Giới luật là y bát, là Khất sĩ, Khất sĩ là Định-Tuệ, nếu Khất sĩ không có tu về Định-Tuệ dẫu mà có trì giới không đi nữa, cũng chưa gọi được là Khất sĩ” (Ánh Minh Quang, Nxb TP.HCM, 2004, tr.56). Tổ sư đã khẳng định, ngoài việc tuyệt đối tuân thủ Giới luật, người tu cần phải thành tựu Định-Tuệ, chúng không thể tách rời nhau trong việc hành trì giáo pháp của người Khất sĩ.

Khi kết thúc mùa an cư kiết hạ, chư Tăng Ni hành giả đều tham dự ngày Tăng tự tứ và thực hành pháp tự tứ. Vị nào có lỗi, phải phát lồ sám hối trước Giáo hội Tăng già để được trở nên trong sạch. Cũng nhân ngày này mỗi vị được tăng trưởng thêm một tuổi hạ, đánh dấu sự tu tập của mình lớn thêm một bước trong giáo pháp.

Còn chư vị tân Tỳ kheo nào sau mùa an cư được thọ giới tại Giáo hội trung ương hệ phái, phải tập trung về giáo đoàn của mình để đảnh lễ ra mắt hội chúng Tăng. Chư vị ấy sẽ chính thức gia nhập vào hội chúng Tỳ kheo bình đẳng, được sự bảo bọc và sống trong khuôn phép của Giáo hội Tăng già.

Như thế, mùa an cư của người Khất sĩ lại tiếp tục trôi qua, các hành giả tinh tấn tu tập để trưởng thành hơn trong giáo pháp. Nguồn năng lượng tu tập được thiết lập, làm bền vững hơn tinh thần thanh tịnh hòa hợp theo bản thể Tăng già cũng như ý nguyện của Tổ sư Minh Đăng Quang là “nên tập sống chung tu học”.

Học tập và thực hành theo lời của Phật-Tổ để làm sống lại chí nguyện, đạo lực kiên cường và tiếp bước trên chặng đường giáo hóa độ sanh - một trách nhiệm thiêng liêng của người xuất gia tu Phật. Khất sĩ mãi là một lữ khách trên cõi hồng trần, thức tỉnh chúng sanh quay về với Chánh pháp, tin tưởng Tam bảo và phát tâm tu hành.
 

Giác Minh Luật
 

Về Menu

hành giả khất sĩ an cư như thế nào? hanh gia khat si an cu nhu the nao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ç Š bố nghị Về rÃ Æ Đổ nghiệp Chốn hanh phuc tức 人生是 旅程 風景 giẠthuyet phap theo duy ma vi sao ta lai co luc buon luc vui trong cuoc song khu Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ 5 nghịch lý không thể ngược đời hơn phần mềm kinh sách điện tử phâ t Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao giảm giÃƒÆ Người xuất gia trẠNhÃÆ ç ngo tÕ ma đêm nho トO tòa Hoạ chúng kh u Vấn dam phap thi bí quyết dạy con thông minh của người NhÒ Ngọn Bàn tay mẹ khói 泰卦 Bất ngờ trời đổ mưa cảnh hoãƒæ nghiên cứu tế bào gốc cau chuyen nguoi mu so luc Tham thâm phÃÆp Phật giáo ÐÑÑ chet viec khẩu nhat coi thien duong rac không 大谷派 Chùa luẠ心经全文下载 ト妥 nen