Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn nên bạn nên tự hỏi tại sao mình làm điều đó, mục đích của bạn là gì triến trình hành động nào bạn đang dấn thân vào Nếu con đường phía trước dường như khó nhọc, có lẽ bạn không nên theo đuổi nó nếu thấy nó có lợi
Hạnh phúc chính là sự yên bình trong thế giới nội tại

Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn nên bạn nên tự hỏi tại sao mình làm điều đó, mục đích của bạn là gì; triến trình hành động nào bạn đang dấn thân vào. Nếu con đường phía trước dường như khó nhọc, có lẽ bạn không nên theo đuổi nó; nếu thấy nó có lợi ích, bạn có thể chắc chắn tiếp tục. Trước hết, hãy quán chiếu. Đừng hành động mà không biết những gì đang hiện hữu trong bạn.
Các vấn đề lớn nhất của nhân loại là thuộc về tâm lý chứ không phải vật chất. Từ khi sinh ra cho đến chết, con người liên tục bị những khổ đau tâm thức của họ điều khiển. Một số người chưa bao giờ quán sát tâm mình khi những điều tốt đẹp xuất hiện, nhưng khi những thứ tồi tệ xảy ra—một tai nạn hoặc một vài kinh nghiệm khủng khiếp khác—họ lập tức kêu cứu “Thượng Đế ơi, xin cứu giúp con”. Họ tự nhận mình là người theo tôn giáo nhưng đó chỉ là một trò hề. 

Đối với hạnh phúc hay khổ đau, một người thực tập tôn giáo nghiêm túc luôn duy trì nhận thức bất biến về Thượng Đế và bản chất của chính người ấy. Liệu bạn không phải là người duy lý hoặc thậm chí mơ hồ về tôn giáo! Khi có thời gian tốt đẹp, có sô-cô-la quanh mình, bận rộn với những thú vui cảm giác trần tục, bạn lãng quên chính mình, và nghỉ tới Thượng Đế chỉ khi một điều gì đó kinh khủng xảy ra.

Như chúng ta biết, bất cứ tôn giáo nào trong các tôn giáo trên thế giới, sự giải thích của họ về Thượng Đế hoặc đức Phật v,v chỉ đơn giản là ngôn từ và tâm; chỉ là hai điều này. Bởi vậy, ngôn từ không mang quá nhiều ý nghĩa. Những gì bạn phải biết rõ là mọi thứ—thiện và ác, mọi triết lý và học thuyết—bắt nguồn từ tâm. Tâm của bạn rất vững mạnh. Do đó, nó đòi hỏi sự hướng dẫn bền lâu. 

Một máy bay lớn cần một phi công giỏi điều khiển; phi công thuộc tâm của bạn chính là trí tuệ hiểu rõ bản chất của nó. Theo cách đó, bạn có thể định hướng năng lực tâm thức mạnh mẽ của mình để làm lợi ích cho cuộc sống thay vì để nó chạy nhảy lung tung giống như một con voi điên, gây tổn hại cho chính mình và người khác.

Tôi không cần phải nói nhiều nữa. Tôi nghỉ bạn hiểu những gì tôi đang trình bày. Lúc này, nếu có một cuộc hội thoại ngắn, thì sẽ hữu ích hơn. Hãy nêu ra các câu hỏi và tôi sẽ cố gắng trả lời. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải đồng ý với những gì tôi nói. Bạn phải hiểu thái độ và tâm của tôi. Nếu không thích những gì tôi đã trình bày, xin cứ mạnh dạn phản bác lại tôi. Tôi thích những người tranh luận với tôi. 

Tôi không phải là một kẻ độc tài: “bạn nên phải thực hiện điều này; bạn nên phải làm theo điều kia”. Tôi không thể bảo bạn những gì phải làm. Tôi chỉ nêu ra gợi ý; những gì tôi muốn là bạn hãy tự quan sát. Nếu bạn là điều đó, tôi rất hài lòng. Vì vậy, hãy nói với tôi nếu bạn không đồng ý với những gì tôi đã giảng.

Hỏi: Làm sao Ngài có thể quán chiếu tâm mình? Bằng cách nào để thực hiện?

Lama: Phương  pháp  đơn giản để quán sát tâm mình là phải nghiên cứu cách bạn nhận thức các pháp, cách bạn phân tích các kinh nghiệm của mình. Tại sao bạn có quá nhiều cảm giác khác nhau về người bạn trai/bạn gái của mình thậm chí xuốt trong tiến trình của một ngày? 

Vào buổi sáng, bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy thật tốt, nhưng vào buổi chiều, lại có cảm giác mơ hồ về anh ấy/cô ấy; tại sao như vậy? Người bạn trai/bạn gái của bạn có thực sự hoàn toàn thay đổi từ sáng đến chiều? Không, không hoàn toàn thay đổi, vậy tại sao bạn cảm thấy quá khác biệt về anh ấy/cô ấy? Đó là cách để quan sát.

Hỏi: Nếu không tin tâm mình tạo ra một giải pháp, thì Ngài có thể để mặc nó chạy theo một điều gì đó bên ngoài? Như chính Ngài nói “nếu điều này xảy ra như vậy, tôi sẽ ở đây; nếu điều khác xảy ra, tôi sẽ đến đó”.

Lama: Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn nên tự hỏi tại sao mình làm điều đó, mục đích của bạn là gì; triến trình hành động nào bạn đang dấn thân vào. Nếu con đường phía trước dường như khó nhọc, có lẽ bạn không nên theo đuổi nó; nếu thấy nó có lợi ích, bạn có thể chắc chắn tiếp tục. Trước hết, hãy quán chiếu. Đừng hành động mà không biết những gì đang hiện hữu trong bạn.

Hỏi: Lama nghĩa là gì?

Lama: Đây là một câu hỏi hay. Theo quan điểm của Tây Tạng, một vị Lama là một người được giáo dục vô cùng tốt về thế giới nội tại và không chỉ biết rõ tâm hiện tại mà còn biết rõ tâm của quá khứ và vị lai. Nói theo tâm lý học, một vị Lama có thể thấy rõ nơi Ngài xuất phát và đang hiện hữu. Ngài cũng có năng lực để kiểm soát chính mình và khả năng để đưa ra lời khuyên bảo tâm lý cho người khác. Người Tây Tạng xem bất cứ người nào như vậy là Lama.

Hỏi: Ở phương Tây, mẫu người tương tự như Lama là gì?

Lama: Tôi không biết rằng chúng ta có biểu tượng tương đương chính xác ở đây. Có thể đó là một số kết hợp của Linh mục, nhà tâm lý học và bác sĩ. Tuy nhiên, như tôi vừa trình bày, Lama là một người đã thấy rõ bản chất đích thực của tâm mình và tâm người khác và có thể đưa ra các giải pháp hoàn hão cho những vấn đề tâm thức của người khác. 

Tôi không phê bình họ, nhưng tôi nghi ngờ rằng nhiều nhà tâm lý học phương Tây có trình độ hiểu biết đơn điệu về tâm thức hoặc những vấn đề cảm xúc mà con người kinh qua. Do vậy, đôi lúc, họ nêu ra tính chất hơi nghèo nàn, những giải thích thiển cận đối với các vấn đề mà con người đang trãi qua, chẳng hạn như “khi còn là một đứa bé, mẹ của bạn đã làm điều này, cha của bạn đã làm điều kia…”. 

Tôi không đồng ý vì nó không chính xác. Bạn không thể đổ lỗi cho cha mẹ vì các vấn đề của mình như thế được. Tất nhiên, các  yếu tố môi trường góp phần tạo ra những khó khăn, nhưng nguyên nhân chủ yếu luôn luôn nằm ở bạn; vấn đề cơ bản không bao giờ xuất phát từ bên ngoài. Tôi không biết, nhưng có lẽ các bác sĩ phương Tây quá sợ hãi để giải thích những vấn đề theo cách này. Cũng vậy, tôi đã từng gặp nhiều Linh mục, một số vị là bạn của tôi, nhưng họ có xu hướng không liên hệ nhiều đến thực tại hiện nay và bây giờ. 

Thay vì tập trung vào các phương pháp thực tiễn nhằm giải quyết những khủng hoảng hằng ngày, họ quá đặt nặng vào các tín ngưỡng tôn giáo, như Thượng Đế, niềm tin v.v Tuy nhiên, con người ngày nay có xu hướng trở nên hoài nghi và thường bác bỏ sự cứu rỗi mà một số Linh mục khẳng định có thể ban phúc lành.

Hỏi: Thiền định giúp Ngài hình thành nên các giải pháp ra sao?

Lama: Thiền hoạt động bởi vì nó không phải là một phương pháp đòi hỏi bạn tin tưởng vào một điều gì đó mà đúng hơn nó là một phương thức bạn có thể đưa vào trong hành động của chính mình. Bạn hãy quán chiếu và xem xét tâm mình. 

Khi một ai đó không tạo cơ hội tốt cho mình và bản ngã của bạn bắt đầu bị tổn thương, thay vì phản ứng lại, bạn chỉ cần quán sát những gì đang xảy ra. Hãy nghỉ về các âm thanh chỉ đơn giản phát ra khỏi miệng của người khác, rồi lọt qua tai bạn và gây nên nổi đau trong tâm bạn. 

Nếu nghỉ về điều này theo cách đúng đắn, thì nó sẽ khiến bạn nực cười; bạn sẽ thấy cách phi lý khi nắm bắt một cái gì đó không thực lại làm cho mình bực bội. Khi ấy, vấn đề của bạn sẽ biến mất—dở hơi! Chỉ cần như vậy. Bằng cách thực tập theo phương thức này, bạn sẽ khám phá qua kinh nghiệm của chính mình cách thiền định hổ trợ và cách nó đưa ra các giải pháp đối với tất cả vấn đề của bạn. Thiền không phải là ngôn từ mà nó là trí tuệ.

Hỏi: Lama, Ngài có thể giải thích sơ bộ về nghiệp?

Lama: Đương nhiên: bạn là nghiệp. Nó thật đơn giản. Thực chất, nghiệp là chữ được dịch từ tiếng  Sanskrit, có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Vậy, nó mang ý nghĩa gì? Hôm qua, một điều gì đó xảy ra trong tâm bạn; hôm nay, bạn kinh qua kết quả. Hoặc hoàn cảnh của bạn: bạn có cha mẹ, bạn sống trong một môi trường  nhất định, tất cả điều đó có ảnh hưởng đến bạn. 

Khi quán sát cuộc sống, mỗi ngày, mọi thứ mình thực hiện, xuyên suốt thời gian, trong tâm bạn có một mắc xích liên tục của động cơ và phản ứng, nguyên nhân và kết quả; đó là nghiệp. Miễn là bạn có thân thể, tương tác với thế giới cảm giác, phân biệt điều này là tốt, điều kia xấu, thì tâm của bạn tự nhiên tạo nghiệp, nguyên nhân và kết quả. 

Nghiệp không phải là triết lý suông mà nó có cơ sở khoa học, khoa học Phật giáo. Nghiệp lý giải cách cuộc sống tiến triển; thân và cảm thọ, màu sắc và cảm giác, phân biệt; toàn bộ cuộc sống của bạn, bạn là gì, nơi bạn xuất phát, cách bạn tồn tại, mối quan hệ của bạn với tâm thức. 

Nghiệp là  lý giải có cơ sở khoa học của Phật giáo về sự tiến hóa. Do đó, mặc dù nghiệp được dịch từ tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), nhưng trên thực tế, bạn là nghiệp, toàn bộ cuộc sống của bạn bị nghiệp chi phối, bạn sống trong lãnh vực năng lực tiềm năng của nghiệp. Năng lực của bạn tác động với năng lực khác rồi năng lực khác nữa, và đó là cách toàn bộ cuộc sống của bạn biểu hiện. 

Theo vật lý, tất cả đều là nghiệp. Vì vậy, nghiệp không phải là một điều gì đó để bạn tin tưởng vào nó. Bởi vì bản chất đặc thù của tâm và thân mình, nên bạn luôn luôn lên xuống trong sáu nẽo luân hồi[1], dù bạn tin có nghiệp hay không. Theo thế giới vật lý, khi mọi thứ kết hợp cùng nhau—trái đất, biển, bốn yếu tố đất, nước, gió, lữa v.v—tự nhiên tạo ra kết quả; không cần phải có niềm tin để biết điều này xảy ra. 

Đây là điều tương tự trong thế giới nội tại của bạn, đặc biệt khi bạn tiếp cận với thế giới cảm xúc; bạn luôn luôn phản ứng lại. Ví dụ, năm ngoái, bạn thưởng thức sô-cô-la thơm ngon với nhiều ưa thích, nhưng từ khi nó không còn nữa, vì vậy, bạn cảm thấy vô cùng nhớ nó “ồ, tôi thích một số sô-cô-la”. Bạn nhớ kinh nghiệm của mình trước đây về sô-cô-la; ký ức đó khiến bạn thèm muốn và bám chấp nhiều hơn. Phản ứng về kinh nghiệm trước đây của bạn đó là nghiệp; kinh nghiệm là nguyên nhân, nhớ thèm là kết quả. Nó thực sự quá đơn giản.

Hỏi: Mục đích của Ngài trong cuộc sống này là gì?

Lama: Bạn đang hỏi về mục đích của tôi trong cuộc sống này? Đó là điều cho tôi quán chiếu chính mình, nhưng nếu phải trả lời, tôi sẽ nói mục đích của mình là cống hiến bản thân nhiều như tôi chắc chắn có thể  làm vì hạnh phúc của người khác, cũng như trong khi đang nổ lực đem lại lợi ích cho chính tôi. Tôi không thể cho rằng mình đang thành công trong bất kỳ điều này, nhưng những điều đó là mục đích của tôi.

Hỏi: Tâm khác với linh hồn? Khi nói về việc giải quyết các vấn đề của tâm, Ngài muốn nói rằng tâm là vấn đề chứ không phải linh hồn?

Lama: Theo triết lý, linh hồn có thể được giải thích theo một số cách. Theo Cơ Đốc giáo và Ấn Độ giáo, thì linh hồn khác với tâm và được xem như một cái gì đó thường hằng bất biến hoặc tự ngã. Theo quan điểm của tôi, thì không phải như vậy. Trong thuật ngữ Phật giáo, linh hồn, tâm hoặc bạn gọi nó thế nào đi nữa, thì nó vẫn luôn luôn thay đổi, vô thường. Tôi thực không tạo ra sự phân biệt giữa tâm và linh hồn, nhưng trong chính mình, bạn không thể tìm thấy bất cứ cái gì thường hằng hoặc tồn tại vĩnh cữu. 

Đối với các vấn đề tâm thức, đừng nghỉ rằng tâm hoàn toàn tiêu cực; đó chỉ là tâm buông lung gây ra các vấn đề. Nếu bạn phát triển trí tuệ đúng mức và nhờ đó nhận thức rõ bản chất của tâm buông lung, thì nó tự động biến mất. Tuy nhiên, cho đến khi bạn đạt được trí tuệ, tâm buông lung sẽ hoàn toàn điều khiển bạn.

Hỏi: Tôi đã từng nghe nhiều người phương Tây có thể thấu hiểu triết lý của Phật giáo Tây Tạng về mặt học thức, nhưng họ gặp phải khó khăn trong việc ứng dụng triết lý ấy vào thực hành. Nó tạo ra cảm giác đối với họ, nhưng họ hợp nhất nó với đời sống của mình. Ngài nghỉ gì về trở ngại đó?

Lama: Đó là một câu hỏi rất hay, cám ơn bạn. Phật giáo Tây Tạng dạy bạn phải chiến thắng tâm bất mãn của mình, nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải có sự nổ lực nhất định. Để ứng dụng các phương pháp của chúng tôi vào kinh nghiệm của mình, bạn thực tập từ từ từng bước một. Bạn không thể nhảy vọt một cái là đến đích. Nó phải mất thời gian và chúng tôi hy vọng bạn phải gặp rắc rối ngay lúc đầu. Tuy nhiên, nếu càng ít khó khăn thì bạn càng nắm bắt nó dể dàng.

Hỏi: Bản chất đích thực của tâm chúng ta là gì và làm thế nào để nhận thức rõ nó?

Lama: Có hai lãnh vực về bản chất tâm của chúng ta, tương đối và tuyệt đối. Tương đối là tâm lãnh hội và thực hiện chức năng trong thế giới cảm giác. Chúng ta cũng gọi tâm đó là nhị nguyên và bởi vì những gì tôi mô tả như nhận thức về “điều này—điều kia” của nó, nên nó hoàn toàn bị kích động trong bản chất. Tuy nhiên, bằng cách vượt qua tâm nhị nguyên ấy, bạn có thể hợp nhất quan điểm của mình. 

Tại thời điểm đó, bạn nhận thức bản chất đích thực tuyệt đối của tâm, điều hoàn toàn vượt thoát khỏi sự đối đãi. Về việc giải quyết thế giới cảm giác trong cuộc sống trần tục bình thường hằng ngày của bạn, thì có hai khía cạnh luôn luôn xuất hiện. Sự xuất hiện của hai khía cạnh đó luôn luôn tạo ra một vấn đề. Nó giống như những đứa trẻ ở một mình thì không sao, nhưng hai đứa ở chung nhau thì luôn luôn gây nên rắc rối. Tương tự, khi năm giác quan của chúng ta phân tích thế giới và cung cấp thông tin đối đãi cho tâm thức, thì tâm chúng ta bám chặt vào quan điểm đó, rồi tự nhiên gây ra xung đột và kích động. 

Điều này trái nghịch hoàn toàn với kinh nghiệm của an vui và giải thoát nội tại. Do vậy, bằng cách vượt ra khỏi đều đó, bạn sẽ kinh qua an vui tuyệt đối. Nên biết, đây chỉ là một câu trả lời ngắn gọn về những gì bạn đã hỏi và có lẽ nó chưa làm hài lòng lắm, bởi vì nó là một vấn đề lớn. Những gì tôi đã trình bày chỉ là một lời giới thiệu đơn giản về đề tài thâm thúy ấy. Tuy nhiên, nếu bạn có một nền tảng vững chắc nào đó đối với chủ đề này, thì câu trả lời của tôi có thể làm bạn hài lòng.

Hỏi: Khi quán sát tâm mình, nó luôn bảo Ngài là sự thực?

Lama: Không, không cần thiết. Đôi lúc các khái niệm sai lầm của bạn trả lời. Bạn không nên lắng nghe chúng. Thay vào đó, bạn phải nói với chính mình “tôi không hài lòng với những gì tâm mách bảo; tôi muốn một câu trả lời tốt hơn”. Bạn nắm bắt sự quán chiếu càng sâu càng tốt cho đến khi trí tuệ của bạn phản ứng lại. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi hay; nếu không có những câu hỏi, thì bạn sẽ không bao giờ có được bất cứ câu trả lời nào. 

Nhưng bạn không nên hỏi theo cảm tính “cái đó là gì, cái đó là gì và cái đó là gì?Tôi phải tìm ra nó; tôi phải biết”. Nếu có nghi vấn, bạn hãy viết ra và suy nghiệm cẩn thận. Từ từ, câu trả lời đúng sẽ xuất hiện. Nó phải mất thời gian. Nếu hôm nay bạn chưa có câu trả lời, thì hãy để nó trong đầu óc của bạn. Nếu chuyên cần quyết tâm hỏi mãi, thì câu trả lời sẽ xuất hiện, đôi lúc ngay cả trong giấc mơ. Tại sao bạn sẽ có được những câu trả lời? Bởi vì bản chất nền tảng của bạn là trí tuệ. Đừng nghỉ rằng bạn mơ hồ tuyệt vọng. Bản chất con người luôn gồm hai lãnh vực là tích cực và tiêu cực (thiện và ác).

Hỏi: Định nghĩa của Ngài về một bậc thầy là gì?

Lama: Bậc thầy là một người có thể thực sự cho bạn thấy rõ bản chất đích xác của tâm bạn và biết những phương thuốc hoàn hảo cho các vấn đề tâm lý của bạn. Nếu một ai đó không biết rõ tâm mình, thì không bao giờ có thể biết rõ tâm người khác và do đó, không thể trở thành một bậc thầy. Người như vậy không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề của người khác. Bạn phải hết sức cẩn thận trước khi nhận một ai đó làm thầy; có nhiều kẻ mạo danh xung quanh bạn. 

Người phương Tây đôi lúc quá tin tưởng. Một số người quá vội vã: “tôi là một vị Lama, tôi là một người theo thuyết Du-già; tôi có thể cho bạn kiến thức” và giới trẻ phương Tây tha thiết suy nghỉ “tôi chắc chắn rằng ông ta có thể chỉ dạy cho tôi một điều gì đó. Tôi sẽ đi theo ông ta”. Điều này thực sự có thể khiến bạn gặp rắc rối. Tôi đã từng nghe nhiều trường hợp về những người bị các lang băm lừa đảo. Người phương Tây có xu hướng tin tưởng quá dể dàng. Ngược lại, người phương Đông hoài nghi nhiều hơn. Thôi, hãy dành thời gian của bạn để thư giản và quán chiếu.

Hỏi: Sự khiêm  tốn luôn luôn đi cùng với trí tuệ?

Lama: Vâng, càng khiêm tốn càng tốt. Nếu luôn luôn thực hành khiêm tốn và trí tuệ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tuyệt vời. Bạn sẽ luôn tôn trọng mọi người.

Hỏi: Có những ngoại lệ đối với quy tắc đó? Tôi đã từng thấy các bảng quảng cáo cho một nhà lãnh đạo tinh thần mà trên đó nói “ tôi, tất cả mọi người đều quỳ lạy”. Một người tạo ra tuyến bố như vậy có thể là khéo léo?

Lama: Vâng, nó rất khó để nói, chỉ là như vậy. Điểm then chốt là phải cẩn thận như bạn có thể. Tâm của chúng ta quá khôi hài. Đôi lúc chúng ta hoài nghi về những điều có giá trị đích thực và hoàn toàn chấp nhận những điều mà mình nên bác bỏ. Hãy cố gắng tránh xa những cực đoan và đi theo con đường trung đạo, dùng trí tuệ quán chiếu bất cứ những gì bạn đang tiến hành. Đó là điều quan trọng nhất.

Hỏi: Tại sao có sự khác biệt giữa người phương Đông và người phương Tây như Ngài đã đề cập đến?

Lama: Mọi khác biệt có lẽ không phải là những gì lớn lao. Người phương Tây hơi phúc tạp hơn về mặt tri thức, Nhưng tính liên kết cơ bản của toàn thể nhân loại đều giống nhau; hầu hết thời gian tất cả chúng ta đều muốn hưởng thụ và bận tâm đến những khoái lạc của các giác quan. Theo cấp độ tri thức mà tính cách của chúng ta có lẽ khác biệt. Những khác biệt trong mối liên hệ với các bậc thầy mà mình đi theo là chắc chắn bởi vì người Châu Á có kinh nghiệm hơn trong lãnh vực này.

Hỏi: Việc chứng đạt trí tuệ ở phương Tây khó khăn hơn phương Đông bởi vì ở phương Tây luôn quá nhiều xao lãng bủa vây, tâm của chúng tôi luôn nghỉ về quá khứ, hiện tại, vị lai và dường như chúng tôi có quá nhiều áp lực? Chúng tôi phải hoàn toàn khép mình hoặc những gì?

Lama: Tôi không thể nói rằng việc chứng đạt trí tuệ nhận thức ở phương Tây khó khăn hơn ở phương Đông. Thực chất, việc chứng đạt trí tuệ, hiểu biết bản chất của bạn là một điều thuộc cá nhân mỗi người. Bạn không thể nói nó ở phương Đông dể dàng hơn ở phương Tây. Bạn cũng không thể cho rằng để phát triển trí tuệ nhận thức thì phải từ bỏ đời sống vật chất ở phương Tây. Thay vì hoàn toàn ruồng bỏ tất cả mọi thứ, bạn hãy nổ lực phát huy quan điểm “tôi cần những thứ này, nhưng tôi không thể nói chúng là tất cả những gì tôi cần”. 

Vấn đề xuất hiện khi bảo thủ cố chấp chế ngự tâm bạn và bạn đặt tất cả niềm tin của mình vào người khác và sở hữu vật chất. Các đối tượng bên ngoài không phải là vấn đề; vấn đề làm tâm chấp thủ bảo với bạn “tôi không thế sống mà không có cái này”. Bạn có thể định hướng cuộc sống theo sự an vui phi thường nhưng trong cùng một thời điểm phải hoàn toàn tách rời ra khỏi những sở hữu của mình. 

An vui bạn nhận được từ chúng trở nên có ý nghĩa lớn lao nhiều hơn nếu hưởng thụ chúng mà không chấp thủ. Nếu có thể chế ngự điều đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn hảo. Là người phương Tây, bạn có thuận lợi trong việc nắm bắt tất cả điều này không không cần nổ lực quá nhiều. Ở phương  Đông, chúng tôi thực sự phải nổ lực nhiều để có được một số tiện nghi vật chất. 

Rốt cuộc, có một xu hướng bám víu nhiều hơn vào sở hữu của chúng tôi, điều tạo nên khổ đau hơn. Dù thế nào, vấn đề luôn luôn nằm ở sự chấp thủ. Bạn nên nổ lực cùng lúc giải thoát khỏi chấp thủ trong khi ứng dụng tất cả nó. Tôi hy vọng đã trả lời các câu hỏi của bạn. Cám ơn tất cả các bạn rất nhiều. 
________________________________

[1] Sáu nẽo luân hồi hay còn gọi là lục đạo luân hồi hoặc sáu cõi luân hồi. Theo quan điểm Phật giáo, tùy vào nghiệp của chúng sinh mà sau khi chết, chúng sinh đó có thể tồn tại dưới dạng thân trung ấm một thời gian, rồi tái sinh (còn gọi là đầu thai) vào một trong 6 cõi với cuộc đời mới.

Sau khi tái sinh, đa số các chúng sinh sẽ không còn nhớ bất cứ điều gì về kiếp trước đó. Việc chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi nào sau khi chết có thể dự đoán được nếu quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh. Sáu cõi luân hồi được liệt kê như sau:

Cõi trời
Cõi trời là cõi của hạnh phúc. Mặt không tốt của cõi này là mọi thứ quá tuyệt vời và những điều này khiến cho chúng sinh cõi trời thường bỏ quên việc tu hành giải thoát. Thay vào đó, họ dần dần sử dụng phước báo họ đã tích lũy từ trước (có thể từ các kiếp trước) để hưởng thụ; và do vậy khi hết phước họ tái sinh vào các cõi thấp hơn

Những chúng sinh ở cõi trời thỉnh thoảng cũng được coi là thần vì họ có rất nhiều năng lực và uy lực so với con người. Họ có thể được ví như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại La Mã. Tuy nhiên, chúng sinh ở cõi trời sống rất lâu nhưng không bất tử, hiểu biết rất nhiều nhưng không biết hết mọi thứ, có nhiều năng lực mạnh mẽ nhưng chỉ có giới hạn và không hành động như một đấng sáng tạo hay người phán xét. Vì vậy, chúng sinh cõi trời rất khác với khái niệm thần trong văn hóa phương tây.

Cõi trời không thể cảm nhận được bằng  giác quan chúng sinh cõi người và cõi súc sinh. Cõi trời phân chia thành nhiều tầng, khác nhau ở năng lực và mức độ hạnh phúc. Tùy vào nghiệp mà chúng sinh sẽ được sinh vào tầng cao hay thấp. 

Cõi thần (A-tu-la)
Cõi thần là cõi của các á thần. Họ ở đây vì các hành động dựa trên cái tôi, ghen tị, giả dối, cạnh tranh, giận dữ, hiếu chiến từ đời trước. Họ có thể đã từng là con người với nhiều việc làm tốt nhưng rất ương bướng, nóng nảy. Cõi thần cũng có nhiều tầng, khác nhau ở mức độ hạnh phúc và quyền năng. Ở các tầng thấp, họ cũng hiểm ác và có thể gần giống với quỷ dữ.

Các chúng sinh ở cõi thần được cho rằng có đời sống hạnh phúc hơn cõi người và kém hơn cõi trời, họ không hiểu và cảm thấy bị quấy rầy bởi chúng sinh cõi trời, giống như những gì các loài vật khác cảm nhận về con người.

Một số sự tích nói rằng chúng sinh cõi thần có 3 đầu và 6 tay và họ cũng không thể được cảm nhận bằng giác quan của cõi người và cõi súc sinh.

Cõi người
Cõi người là cõi của con người. Sự tái sinh vào cõi này được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát. Điều này là do một số đặc tính độc đáo duy nhất chỉ có ở cõi người.

Con người được xem là có nhiều thuận lợi vì họ dễ nghe và làm theo chánh pháp do sự hạnh phúc và đau khổ đều ở khoảng giữa so với các cõi khác. Chúng sinh ở cõi quỷ đói (ngạ quỷ) và địa ngục chịu nhiều đau khổ chỉ có thể chịu đựng chứ không thể tự vươn lên. Cuộc sống ở cõi thần có nhiều bạo lực nên không thể làm theo chánh pháp, còn phần lớn chúng sinh ở cõi trời chỉ hưởng thụ phước của họ mà quên đi việc tu tập. Không giống các cõi khác, đơn thuần là hạnh phúc hay đau khổ, tại cõi người, con người có thể trải nghiệm những cảm giác hạnh phúc nhất cho đến đau khổ nhất tùy vào nghiệp của họ. 

Việc tái sinh làm con người là một sự kiện hiếm hoi, Phật đã ví cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần và chui đầu được vào một cái cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển. 

Việc tái sinh vào cõi người được cho là rất lợi ích nếu con người biết sống đúng cách, tuy nhiên, chúng ta thường phí thời gian cuộc đời vào các nhu cầu vật chất, gia tăng các cảm xúc, hành động và ý nghĩ không tốt. Vì điều này, phần lớn trường hợp sau khi chết, chúng ta thường tái sinh vào các cõi thấp hơn, thay vì tái sinh tiếp tục làm người.

Ở các cõi thấp hơn, như cõi súc sinh, sẽ rất chậm và khó khăn để tích lũy đủ phước để có thể tái sinh làm người. Cho nên chúng sinh có thể sẽ phải mất thêm nhiều kiếp để có cơ hội tái sinh làm người lần nữa.

Cõi súc sinh
Các tín đồ Phật giáo cho rằng cõi súc sinh bao gồm các động vật không là con người trên trái đất. Súc sinh chỉ có thể cảm nhận về con người giống như cách chúng sinh cõi thần cảm nhận về chúng sinh cõi trời.

Phật dạy rằng, tất cả các động vật sống đều có Phật tính và do đó đều có khả năng giải thoát. Qua vô số kiếp quá khứ, tất cả các động vật đều đã từng là bố, mẹ, anh, chị, em, họ hàng và con cháu chúng ta. Cho nên, các Phật tử đều không được phép sát sinh.

Cõi quỷ đói (ngạ quỷ)
Những chúng sinh ở trong cõi ngạ quỷ được biết đến như là những con ma đói. Họ cực kỳ đói và khát, nhưng họ hầu như không thể ăn hay uống. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ vô hình với giác quan của con người, nhưng có ý kiến cho rằng con người có thể nhìn thấy họ trong một số trường hợp. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ được mô tả là có hình dáng giống con người, nhưng với da thối rữa, chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp. Điều này đặc trưng cho việc họ cực kỳ đói khát (bụng to) nhưng rất khó khăn để thỏa mãn cơn đói (cổ hẹp).

Ngạ quỷ thường sống ở các bãi rác hoặc hoang mạc cõi người, và có thể ở các nơi khác tùy vào nghiệp quá khứ của họ. Một số trong số họ có thể ăn một ít, nhưng rất khó tìm đồ ăn thức uống. Số khác có thể tìm được đồ ăn, nhưng rất khó nuốt. Một số khác nữa khi ăn vào thì đồ ăn biến thành lửa khi họ nuốt vào. Cũng có trường hợp đồ ăn và thức uống biến mất ngay trước mắt họ khi họ tìm thấy. Vì vậy, ngạ quỷ luôn luôn đói. Cùng với đói khát, ngạ quỷ cũng phải chịu đứng nóng lạnh thất thường, ngay cả ánh trăng mùa hè cũng thiêu đốt họ, trong khi ánh nắng mặt trời mùa đông vẫn làm họ cóng lạnh.

Quỷ đói cũng có một số năng lực và có thể sử dụng để chống lại lẫn nhau hoặc dọa con người. Tại các chùa thường có cúng chúng sinh, chính là bố thí thức ăn cho ngạ quỷ.

Cõi địa ngục
Địa ngục là cõi của đau khổ hoàn toàn, là nơi chúng sinh bị đày đọa do tạo các nghiệp rất xấu trong quá khứ. Khi bị đày đọa đến mức độ cảm giác như đã chết, chúng sinh sau đó hồi phục lại sức khỏe (hoặc tái sinh lại) và bị đày đọa tiếp. Theo các tài liệu chính thống thì việc bị đày đọa là do các chúng sinh khác trong địa ngục hoặc quỷ sứ thực hiện.

Địa ngục theo cách nhìn của Phật giáo rất khác so với các tôn giáo khác, chúng sinh khi tái sinh vào địa ngục không phải do sự phán xét thần thánh của thần linh, và thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận, mặc dù vậy, thời gian đó thường là rất lâu.

Việc tái sinh vào cõi địa ngục (cũng như các cõi khác) phụ thuộc hoàn toàn vào nghiệp quá khứ của chúng sinh đó, và một khi đã trả hết các quả có liên quan, chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi khác cao hơn.

Địa ngục được phân thành nhiều tầng, khác nhau về mức độ đày đọa. Con người không thể nhìn thấy chúng sinh trong địa ngục. Hiện nay, có nhiều mô tả khác nhau về sự phân chia các tầng cũng như hình thức đau khổ ở các tầng. Bản mô tả phổ biến nhất là bao gồm 8 tầng địa ngục lạnh và 8 tầng địa ngục nóng.

Lama Thubten Yeshe
Minh Chánh chuyển ngữ

Về Menu

hạnh phúc chính là sự yên bình trong thế giới nội tại hanh phuc chinh la su yen binh trong the gioi noi tai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cao Hoằng pháp ở vùng đất mới dục ý nghĩa màu áo tràng 5 cõi vấn đề chùa tây thiên di đà bÃn thiện Thầy Cung tinh ban tren tinh than hieu va thuong Lửa Ngày chay ăn đơn giản với món bún khổ đau và Nằm đoàn thuc hanh hanh khong dinh mac chúng sac Tin co Hồn Tiếng chim và Mâm ngũ quả ngày xuân Thở Ùng hình Tưởng niệm Thánh tử đạo Đào câu chuyện về chàng thanh niên pháp sang Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư tổ điểm đặc sắc cơ bản của tâm lý Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol 5 điều cần biết về ung thư vú thiền tập khi mang thai niệm võ tinh thần bồ tát thích quảng đức còn 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy Ăn truyện lục tổ huệ năng phần 3 nền nhân ăn Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng truyện lục tổ huệ năng phần 3 pham Tà i Nhớ