Hơn 30 năm qua, người thầy tật nguyền Lê Quốc Hưng sinh năm 1965, ở thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định vẫn lặng lẽ ngày 3 buổi lên lớp dạy miễn phí cho những học trò nghèo nơi đồng ruộng Nói là lớp học nhưng chỉ là vài ba tấm tôn c
Hành trình gieo chữ của thầy giáo tật nguyền

Hơn 30 năm qua, người thầy tật nguyền Lê Quốc Hưng (sinh năm 1965, ở thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định) vẫn lặng lẽ ngày 3 buổi lên lớp dạy miễn phí cho những học trò nghèo nơi đồng ruộng. Nói là lớp học nhưng chỉ là vài ba tấm tôn che bên hiên nhà cùng với những chiếc bàn cũ kỹ, những chiếc ghế xộc xệch… Vì căn bệnh khớp, thầy Hưng chỉ đứng chứ không ngồi được
Ước mơ dang dở

Trò chuyện với chúng tôi, thầy Hưng chỉ đứng chứ không ngồi được. Giải đáp thắc mắc về điều này, người thầy gầy gò, nhỏ thó giọng trầm buồn kể về câu chuyện đầy bi kịch của đời mình. Theo đó, dù cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ cậu học trò Lê Quốc Hưng, người sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xóm nhỏ trên đường Lê Hồng Phong (phường Ngô Mây, TP.Quy Nhơn) tỏ ra nản chí.

Ngược lại, Hưng lấy đó làm nguồn động lực lớn cho hành trình thắp sáng con chữ của mình. 11 năm học trôi qua với bao nhọc nhằn, gian khó nhưng ít ai biết 11 năm từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông, năm nào Hưng cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Những tưởng hành trình thắp sáng tri thức sẽ luôn sát cánh trên đôi chân cậu học trò nghèo này, ấy vậy mà niềm vui ngắn chẳng tày gang, vào một đêm đầu năm học lớp 12, Hưng bỗng khóc thét lên, rồi nắm riết bàn chân trái, nhăn nhó trong đau đớn.

Trời tờ mờ sáng, gia đình phát hiện chân trái quanh vùng mắt cá của Hưng bị sưng húp, tím tái lên. Sau đó, gia đình đưa Hưng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám thì nhận được tin dữ, cậu học trò mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Từ đó trở đi, Hưng được gia đình đưa đi điều trị ở nhiều nơi với đủ phương thuốc, không những không giảm mà bệnh lại tái phát nặng hơn, từ mắt cá chân trái sang mắt cá chân phải, lên đầu gối, hông, xương sống. Chỉ sau mấy tháng phát bệnh, toàn bộ xương sống, xương khớp chân của Hưng đều bị căng cứng, không thể cử động được.

“Các đốt xương từ chân lên đến ngực cứng như một khúc gỗ khiến sinh hoạt của tôi gặp nhiều khó khăn. Từ một người lành lặn bỗng thành vô dụng, quá thất vọng nên nhiều lần tôi định tự tử, nhưng được gia đình, bạn bè chia sẻ động viên, tôi mới tiếp tục sống”, người thầy tật nguyền bùi ngùi nói.

Cũng từ đó, ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi để khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo mà Hưng ấp ủ từ lâu bỗng chốc tan biến. “Thời còn đi học, tôi từng ấp ủ mơ ước thi vào Đại học Y Dược Huế để mai sau làm bác sĩ, nhưng giấc mơ không thành vì tôi bệnh nặng.

Để trấn tĩnh lại tinh thần, quên đi cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp nơi thành phố, năm 1983, gia đình quyết định đưa tôi về quê ở thôn Tuân Lễ này sinh sống. Chính nhờ cuộc sống yên ả, thanh bình nơi làng quê đã làm cho ước mơ thắp sáng con chữ trong tôi được đánh thức thêm lần nữa. Ngày ngày, tôi lại tìm đến với sách, cốt để quên đi những năm tháng buồn tủi vì bệnh tật”
, thầy Hưng tâm sự.
 Hành trình gieo chữ cho trẻ em nghèo
Hàng ngày, trong ngôi nhà nhỏ ở quê nghèo Tuân Lễ, Hưng nhìn thấy cảnh trẻ em xóm nghèo lầm lũi vì không được đến lớp mà lòng cảm thấy quặn đau. Nhiều đêm trằn trọc, Hưng muốn làm một điều gì đó để giúp cho các em có được con chữ. Thế là sau hơn 2 năm bị căn bệnh viêm khớp dạng thấp đeo đẳng, Hưng quyết định gạt bỏ tất cả nỗi buồn để hướng đến một cuộc sống nhiều niềm vui hơn.
 
Kiến thức thầy truyền dạy được học trò tiếp thu rất nhanh và hiệu quả
Ban ngày, Hưng chủ động mượn sách giáo khoa chương trình cấp 2, cấp 3 học sinh học trên trường về tự mình chép lại bài. Đêm tối, thậm chí đến tận khuya, Hưng tự ra bài tập rồi dựa trên lý thuyết sách giáo khoa và tự mình mày mò tìm ra phương pháp giải. Thời gian cứ trôi, đến năm 1986, chàng trai tật nguyền 21 tuổi phần nào lấy lại được ánh “hào quang” của cậu học trò năm xưa với kiến thức sâu rộng. Lúc này, Hưng bàn với gia đình mở lớp dạy chữ cho trẻ em nghèo trong thôn, trong xã.

Thầy giáo Hưng nhớ lại: “Lúc mới mở, lớp chỉ vài ba em nhỏ trong xóm nhưng càng về sau thấy mình dạy đơn giản, bọn trẻ lại tiếp thu nhanh, hiểu bài hơn, lại chẳng tốn tiền nên bọn trẻ đến ngày một đông hơn. Nhiều lúc cũng thấy mệt lắm, đứng mãi đôi bàn chân lại đau buốt, nhưng nghĩ lại thấy vui vì mình đã giúp được cho trẻ em nghèo có được vốn kiến thức sau này có thể bước ra đời sống tốt hơn”.

Những năm đầu, thầy Hưng chỉ dạy cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường. Về sau, nhiều học sinh sau buổi học trên lớp cũng tìm đến thầy nhờ giảng giải thêm kiến thức. Để bài giảng sinh động, bắt nhịp xu thế giảng dạy chương trình mới, thầy Hưng luôn tìm cách tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại.

Sau những lần giảng bài, thầy lại nhờ học sinh mua sách để tham khảo. Đến nay, dù đã bước sang tuổi 52 nhưng vốn kiến thức từ các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh đến các môn xã hội như Văn, Ngoại ngữ, thầy Hưng vẫn tỏ ra rất thông suốt, am hiểu sâu. Nhờ vậy, kiến thức thầy truyền dạy được học trò tiếp thu rất nhanh và hiệu quả.

Hỏi về ước mơ, thầy Hưng chia sẻ: “Ai sống trên đời mà lại không có mơ ước, nhưng tôi biết sẽ không có điều gì thực hiện được với tình trạng sức khỏe như vầy. Bây giờ tôi chỉ mong cuộc sống mình luôn bình an, êm đềm bên những học trò thân yêu. Loay hoay cả ngày với học trò, với lượng kiến thức cần cập nhật, nỗi đau đớn thể xác trong tôi bị quên đi phần nào. Đã 52 tuổi rồi, có lúc nghĩ bâng quơ, lòng thấy nao nao về một ngày không còn được khỏe mạnh, minh mẫn”.

Ban đầu thoạt nhìn vào lớp học của thầy Hưng chỉ thấy đơn giản một chiếc bàn lớn đặt ở giữa, một tấm bảng trắng ọp ẹp, cũ kỹ, vài ba tấm tôn che ở mái hiên nhà để lấy bóng mát, nhiều người tỏ ra quan ngại về hiệu quả lớp học.
Ấy vậy mà, lớp học nhỏ rộng vỏn vẹn 20m2, nằm nép mình bên xóm nhỏ đã gắn liền với thầy Hưng suốt hơn 30 năm qua. Cũng ngần ấy thời gian, thầy đã đào tạo biết bao thế hệ học trò nơi quê nghèo được vào đại học, nhiều em ra trường với công việc ổn định vẫn nhớ về người thầy tật nguyền nơi thôn nghèo Tuân Lễ đã dạy mình nên người.

Bài viết: "Hành trình gieo chữ của thầy giáo tật nguyền"
Lê Hường/ Minh Ngọc - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hành trình gieo chữ của thầy giáo tật nguyền hanh trinh gieo chu cua thay giao tat nguyen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

đau Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị dinh phà phat tu va van de thien năng ceo vc corp thien de hanh phuc chan thuc c Đạo Chú đại bi GiÒ Chuyến nhung hinh anh dang nho tai khoa tu mua he 2013 Giai nhin thau la tri hue chan that phan 1 nhá lịch và  chùa long hòa Chư thien chanh niem nghiệp 10 nghiep lanh mang lai phuoc duc Món chay tháng giêng Chính thức khai trương Việt chay thien chua tri than tam 5 tan o thai lan mạt tức hương lá ƒ nguoi yeu rot cuoc la ai Hoạ Nguyện mừng Hãy những lời sám hối của con tới mẹ kho de Rau cải xào nấm nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang NhÒ Học cha me dung lo chung con se thi tot ma Diễn L廕 Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa dieu uoc sao bang dao Bodhgaya một ngày xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua Nguyên Giå