Harald Rosenloew Eeg, 25 tuổi, là nghiên cứu sinh Khoa Tôn Giáo học Trường Ðại học Oslo, Na Uy
Harald với luận văn Cao học về Phật giáo Việt Nam

. Ngoài thời gian học, anh còn làm việc bán thời gian cho một Trung tâm khuyết tật - tâm thần trẻ em ; sáng tác nhạc và viết tiểu thuyết (có một quyển đã ấn hành và được bình chọn là tác phẩm hay trong năm 1995). Ðầu tháng 12-1995, Harald đến Việt Nam để nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc và Harald cho biết lý do tại sao anh muốn nghiên cứu đạo Phật tại Việt Nam. Anh nói : Năm cuối của tôi ở đại học là thời gian dành để nghiên cứu và viết luận văn Cao học tốt nghiệp. Mỗi sinh viên được quyền tự chọn đề tài cho luận văn của mình. Tôi hy vọng, luận văn tốt nghiệp của tôi sẽ viết về Phật giáo ở VN.

* Vì sao bạn chọn đề tài về Phật giáo VN ?

- Ngày nay, sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa và Tôn giáo là điều không thể tránh khỏi. Qua các phương tiện truyền thông hiện đại, giúp ta hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Qua hai lần viếng thăm VN, cộng với môn đang học, khiến tôi chú ý đến Phật giáo VN và muốn làm một tiểu luận về tôn giáo này.

* Xin nói rõ hơn.

- Tôi đặc biệt chú ý đến sự hòa nhập của Phật giáo vào lòng xã hội VN. Theo tôi, Phật giáo là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người VN. Tín ngưỡng và triết lý đạo Phật thật sự sống động qua sinh hoạt của họ. Một điểm khác, giáo lý và tư tưởng của Tịnh độ và Thiền rất thiết thực, gần gũi và phù hợp với mọi Phật tử VN dù họ thuộc tông phái nào. Ðây là điểm khác biệt giữa Phật giáo VN và các nước Phật giáo láng giềng.

·* Qua hơn hai tháng nghiên cứu, bạn thu thập được những gì ?

- Tôi đã ghi chép được hơn 100 trang bản thảo. Tôi đã khám phá ra một điều mà trước đây tôi không hề biết, PGVN mang nặng tính tín ngưỡng dân gian, hay nói khác hơn có nhiều loại hình văn hóa và tín ngưỡng tồn tại bên trong PGVN mà các nước láng giềng không có. Ðiều đó rất tốt, tuy nhiên cần phải loại bỏ những cái không phù hợp (vì còn rất nhiều sinh hoạt mê tín dị đoan ở một số chùa ở nông thôn miền Bắc VN) với Chánh pháp. Tôi may mắn khi được giải thích về điều đó.

* Việc thu thập tài liệu có gặp khó khăn gì không ?

- Có, vì phần lớn các chùa tôi có dịp ghé thăm, các thầy cô không nói được tiếng Anh mà tôi không rành tiếng Việt, vì thế tôi đã bỏ lở rất nhiều cơ hội học hỏi. Tuy nhiên, tôi may mắn được sự giúp đỡ của giáo sư Minh Chi ở Viện Nghiên cứu Phật học VN (do Thượng tọa Passadika ở Ðức giới thiệu) và Ðại đức Tịnh Tuệ (Chùa Pháp Vân, Gia định, đang theo học Trường CCPHVN) , giúp tôi tìm tài liệu, phiên dịch và giải thích những vấn đề khó. Giáo sư Minh Chi đang giúp tôi tìm hiểu về Phật giáo thời Lý Trần. Ngoài ra, còn một số vị ở chùa Cổ Thạch (tỉnh Bình Thuận) cũng giúp đỡ tôi.

* Biết đạo Phật từ khi nào, vì sao bạn chọn học khoa Tôn giáo ở đại học ?

- Tôi biết đạo Phật lần đầu tiên qua khoa Tôn giáo học và đặc biệt là qua hai lần viếng thăm VN trước đây. Tôi chọn học khoa Tôn giáo là để có dịp nghiên cứu rộng các tôn giáo khác trên thế giới và có thể đóng góp một cái gì đó cho nền văn hóa của chúng tôi. Phần lớn người dân Na Uy đều mù tịt về các tôn giáo ở nước ngoài, thậm chí cả tôn giáo gốc (Gia Tô giáo) của họ cũng thế. Mặt khác, nhiều vị Phật và Bồ tát theo giáo lý Bắc truyền làm bối rối cho nhiều sinh viên chúng tôi, vì chúng tôi chỉ được truyền đạt hệ tư tưởng duy nhất là Phật giáo Nam truyền. Do vậy, trong dịp này tôi cố gắng học hỏi và tìm kiếm những tài liệu có liên quan để giúp cho khoa Tôn giáo trường chúng tôi ngày càng phong phú hơn.

* Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm gì ?

- Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và viết về các tôn giáo và có thể tôi sẽ dạy môn này ở đại học.

* Câu hỏi cuối cùng : Nhiều người cho rằng phương Ðông có những chân lý quan trọng đáng kể cho người Tây phương nghiên cứu, học hỏi. Ðã đến lúc người Tây phương phải quay về Ðông phương để trở về với quê hương tinh thần. Bạn nghĩ gì về lời phát biểu đó ?

- Không còn chối cãi gì nữa nếu nói người Tây phương đang hướng về phương Ðông. Ở Na Uy và một số quốc gia ở phương Tây, tôn giáo đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là đạo Phật, đang lan tỏa khắp đó đây, và mọi người đang đổ xô tìm kiếm một con đường tâm linh, một niềm tin thích hợp với mình. Tôi cho rằng đây là một biến cố lớn cho thế giới phương Tây, một biến cố mà nó sẽ giúp cho phương Tây quân bình đời sống giữa vật chất và tâm linh của họ.

(Thích Nguyên Tạng thực hiện ngày 10 tháng 3 năm 1996)

Về Menu

harald với luận văn cao học về phật giáo việt nam harald voi luan van cao hoc ve phat giao viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

anh Hạnh chữa bệnh bằng âm nhạc 9 lưu ý quan trọng cho người ăn chay toi xin dua em åº một Bài thuốc giảm béo của lương y Thích Tuà Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương Phát du muon giáo lý vô ngã Chai nhựa gây hại cho răng của Chay hàng rong ban giao huong coi so tam minh asvaghosha duc phat day ve bay hang vo o doi Xuân có đi có đến Tu hành trong mùa Vu lan trầm cảm 9 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol Mối hay song trong giay phut hien tai hành trì mật tông tây tạng tại việt Pho tượng như người thật ở chùa Quán phẠt vài nét suy ngẫm về đào tạo tăng kinh điển phật giáo và sự truyền bá Phòng bách bệnh nhờ đa dạng màu sắc khuc ca dao nho me Giấc Phiền buông Một nẻo về đắc nhân tâm quốc Ä Æ tức bÃo Lon tu luc thai do sai lam cua phat tu viet Nhẫn của Bồ tát Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế cai lanh nao dang so nhat giua mua dong Các thực phẩm chay đánh bật mùi phat duoc su sống với hai chữ Đồng Tháp Tưởng niệm Đại giau sang hay ngheo hen deu boi Ấn bí quyết hạnh phúc của người con phật phÃÆt TÃƒÆ an nay