Trong khoảng 10.000 loài nấm trên toàn thế giới, hiện nay ước tính có khoảng 50-100 loài gây độc. Nấm là loại thực phẩm ngon và bổ được bán rộng rãi trên thị trường. Nấm được phân loại dựa theo độc chất có trong nấm, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng do ngộ độc (NĐ) nấm gây ra. Tuy nhiên thực tế thì phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó (nhiều khi không thể phân biệt được) đặc biệt là nấm mọc hoang ở vườn, ruộng và nấm hái trong rừng. Nấm độc có thể có màu sắc sặc sỡ nhưng nhiều loại có hình dáng rất giống nấm thường nhất là loại Amanita phalloide.

Hãy cẩn thận khi ăn nấm

Phân loại nấm

Theo độc tố

Chất gây NĐ tế bào (cytotoxic agents) ví dụ: amatoxins, orellamine, gyromitrin, myotoxins. Chất gây độc thần kinh như muscarin, iboteric acid, muscaron, muscimol psilocybin, acromelic acids. Chất gây kích thích dạ dày - ruột: phần lớn không rõ. Loại khác: tác nhân dị ứng, coprin.

Theo lâm sàng (theo thời gian xuất hiện triệu chứng): chia làm hai nhóm là:

Nhóm gây NĐ sớm, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau khi ăn nấm rất sớm trước 6 giờ. Tùy thuộc loại nấm, có thể thấy:

- Hội chứng cholinecgic (nấm amanita muscaria):

Giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước dãi, chảy nước mắt, tiêu chảy.

Nhịp chậm, đồng tử co, hạ huyết áp.

- Hội chứng atropin (nấm amanita panthera) có nơi gọi là nấm sậy:

Giãy giụa, co giật, mê sảng.

Niêm mạc miệng và mắt khô.

Mạch nhanh, đồng tử giãn, đỏ da.

- Hội chứng tiêu hóa: tiêu chảy, nôn mửa.

- Ảo giác (ảo giác đơn giản): nhìn thấy các chấm sáng và chấm màu, hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt.

Nhóm gây NĐ chậm rất nguy hiểm. Các triệu chứng xuất hiện muộn sau ăn nấm 6 giờ, gồm các loại nấm thuộc nhóm Amanita phalloide (đặc biệt là A. verna và A.virosa), có 6 độc tố: phallin (gây tan máu) Phalloidin, phalloin, amanitin alpha, beta, gamma: tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc.

Gyromitrine (monomethylhydrazine), orellanine... Bệnh nhân ăn nấm sau 6-12 giờ hoặc thậm chí sau 40 giờ mới bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, nước tiểu vàng, da và củng mạc vàng dần, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn và đi ngoài ra máu, đái máu, đái ít dần và cuối cùng không có nước tiểu. Xét nghiệm thấy tăng AST, ALT, bilirubin, các yếu tố đông máu giảm. Bệnh nhân thường tử vong nhanh chóng trong vài ngày do suy gan nặng (hoại tử tế bào gan), chảy máu nhiều nơi và co giật. Nhiều khi bệnh diễn biến 2 pha: pha 1 là các rối loạn tiêu hóa làm cho bệnh nhân phải đi cấp cứu. Các triệu chứng hồi phục và được cho ra viện. Pha 2 (muộn) một vài ngày sau bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn kém, vàng da và mắt (biểu hiện viêm gan và suy tế bào gan). Do vậy chúng ta cần thận trọng khi bệnh nhân ăn nấm có các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện muộn thì nên làm ngay các enzym gan và theo dõi tiến triển của enzym trong 5 ngày đầu.

Xét nghiệm đặc hiệu: Tìm Amatoxin trong huyết thanh, nước tiểu hoặc dịch dạ dày bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ hoặc sắc ký lỏng cao áp. Với phương pháp sắc ký lỏng cao áp có thể phát hiện độc chất trong huyết thanh sau 36 giờ và trong nước tiểu tới 4 ngày sau ăn nhưng phương pháp này rất đắt tiền và hiện nay chưa làm được ở nước ta.

Có thể chẩn đoán nhanh có phải nấm độc chứa amatoxin không bằng test Meixner. Nấm nghiền thành dung dịch rồi cho lên giấy bản thấm khô, sau đó nhỏ 1 giọt acid chlohydric nếu xuất hiện màu xanh chứng tỏ có amatoxin. Chú ý độ nhạy và đặc hiệu thấp nên không phải làm xét nghiệm tin cậy, chỉ cho ta hướng chẩn đoán gợi ý.

Xét nghiệm không đặc hiệu: Ure, creatinin, đường, transaminase, prothrombin, bilirubin, công thức máu, đông máu.

Chẩn đoán:

Chủ yếu dựa vào hỏi bệnh và dịch tễ học, triệu chứng xuất hiện nhanh hay chậm. Yêu cầu bệnh nhân mang nấm tươi hoặc đã chế biến đến, nếu nấm đã ăn hết có thể lấy chất nôn hoặc nước tiểu để xét nghiệm.

Điều trị:

Loại bỏ chất độc nếu bệnh nhân đến viện sớm. Than hoạt 50g sau đó 0,5g/kg mỗi 4-6 giờ. Sorbitol 1-2g/kg cân nặng chia 6 lần, uống cùng với than hoạt, điều chỉnh nước - điện giải, toan - kiềm và điều trị triệu chứng.

Với loại gây ngộ độc chậm: suy tế bào gan nặng:

Silymarine (légalon): viên 70mg, uống 6 viên/ngày.

N-acetylcystein (mucomyst) gói 200mg, uống 140mg/kg liều đầu, sau đó dùng 70mg/kg/lần cách mỗi 4 giờ cho tới khi AST, ALT về bình thường. Penicillin G 500.000ui/kg/ngày trong 3 ngày.

Lọc máu ngoài thận khi có suy thận.

Chống rối loạn đông máu: Truyền máu, huyết tương tươi, heparin nếu có đông máu trong lòng mạch lan tỏa.     

   Tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm rất cao, nếu ăn đúng loại A.phalloide thì tử vong lên đến 90%. Theo phân tích số liệu của các Trung tâm chống độc Mỹ, xác định chính xác loại nấm chỉ thực hiện ở 3,4% các trường hợp. Vì vậy việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. NĐ nấm thường xảy ra vào mùa xuân nhất là từ tháng 2-4. Gần đây Trung tâm chống độc liên tục nhận nhiều bệnh nhân ăn nấm gây chết nhiều người trong cùng một gia đình ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang (6 người ăn, 2 tử vong) và Bắc Kạn (4 người ăn nấm thì 3 người tử vong).

TS.BS. Bế Hồng Thu (Sức khỏe đời sống)  


Về Menu

Hãy cẩn thận khi ăn nấm

tổ hạc tướng quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay พระร ตนตร ย Sự lo lắng của cha mẹ cũng thùy 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Ngay trong phút giây hiện tại thiền tập quan điểm phật giáo về tử vi 僧人食飯的東西 vien มหาชนกสอนเร อง ám 佛曰 bên 29 hue kha 494 601 t l 緣境發心 觀想書 Mùng sợi dây chuyền định mệnh điểm đặc sắc cơ bản của tâm lý 四十二章經全文 dao Táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai 慧 佛學 4 cách giảm stress đơn giản và hiệu những góc nhìn đời thường về thời đừng đem bản ngã của mình để dạy chua minh khanh huong 放下凡夫心 故事 Ï và Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ Ði 錫杖 ThÃÅ 士用果 Kiên Giang Tưởng niệm 4 vị sư liệt 曹洞宗 歌 vi sao phat tu chan chanh phai an chay cha mẹ nhất định phải dạy con nhận thức về vô thường món chay mùa vu lan Vượt thoát trầm luân Nguyễn cha tru Í giản