Trong một ngày đẹp trời, vào Facebook của bạn, thấy dòng tâm sự
Hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến tạo bình an

: “Mình sống để làm gì nhỉ, kiếm nhiều tiền rồi mình có hạnh phúc không?”. Hơi ngạc nhiên, vì bạn là một phụ nữ trẻ, giỏi chuyên môn, năng động, vì thế kiếm tiền cũng khá giỏi.
Vào hộp thư hỏi bạn rằng: “Ủa, có chuyện gì vậy M.?”. Bạn trả lời: “Tớ đang hoang mang trong cuộc sống”, rồi bạn đồ thêm một câu: “Thấy sống như cậu thật thích”. Tôi ờ, và gợi ý, hay là bạn thử tham dự một khóa tu, đi tập thiền 10 ngày thử xem?

Bạn tò mò và có lẽ thực sự đã muốn thay đổi cuộc sống hiện tại nên đồng ý ngay: “Cậu chỉ mình cách đăng ký đi nhé”.

Và bạn đã đăng ký thành công khóa thiền 10 ngày ở một thiền thất nằm khá xa thành phố. Tại đó, bạn có 10 ngày để trải nghiệm đời sống không điện thoại, không tiếng gõ lách cách của bàn phím vi tính, không tin nhắn tới và không những “hạn chót” công việc... Và nhất là không phải sân si với ai mà chỉ tập trung mỗi một việc là “làm việc” với chính mình.

Tại sao mình phiền não nhiều như vậy? Tại sao mình sống vội vàng, mình tạo dựng mọi thứ hào nhoáng, được gọi là thành công nhưng liệu thành công đó có làm mình hạnh phúc?...

Những câu hỏi ấy được bạn đem ra chất vấn với chính bản thân trong một không gian trầm lắng, khi bạn có cơ hội thở thật nhẹ nhàng, ý thức hơi thở của mình và làm cho mọi thứ lắng dịu xuống. Trong giây phút tĩnh lặng của không gian, của thân và mọi suy nghĩ lăn tăn được lắng đọng, bạn nhận ra rằng: thực ra, mình phiền não vì mình quá ôm đồm, mình không chịu buông bỏ nhiều thứ, không biết chăm sóc bản thân mình (cả thân và tâm).

Bạn kể, “tớ đã thấy rất rõ con người của mình, mỗi ngày cứ phải căng đầu lên để nạp vào quá nhiều thứ, bộ não và trái tim tớ giống như ổ cứng đầy những file rác, dù không dùng tới nhưng vẫn lưu lại, dù đã là file lỗi nhưng vẫn không chịu xóa”. Rồi bạn “kết luận”: tớ thật ngốc nghếch, nếu không muốn nói là... ngu.

Bạn bày tỏ: nhờ khóa tu mà mình đã xóa bớt những điều không tốt, để cho lòng mình nhẹ nhàng, sâu lắng hơn, từ đó nhìn mọi thứ sáng rõ ra.

Theo bạn, “con người ta thường nghĩ tới việc phải hơn người khác (không bao giờ chịu thua, bằng mọi giá, kể cả làm sai để đạt được), luôn cho rằng phải thắng người khác, nhưng nào biết thắng những tham muốn thái quá trong mình mới là chiến thắng...”.

“Khi đã hiểu nhân quả thì con người sẽ không còn dám làm điều sai quấy, không còn hơn thua và cũng chẳng buồn ganh đua. Cứ làm tốt vai trò của mình, giúp đỡ mọi người bằng trái tim yêu thương và sự hiểu biết, như thế mới đích thị là làm cho mình hạnh phúc”, bạn kết luận!

Thật mừng cho bạn. Tôi sẻ chia thêm với bạn rằng: “Theo Phật dạy, trí tuệ là sự nghiệp. Khi mình có thể dừng lại, để định tĩnh và nhìn sâu rồi thấy rõ như bạn thấy, khi đó mình sẽ có hạnh phúc, an vui dù trải qua hoàn cảnh như thế nào. Khó khăn sẽ không ngăn được mình hoặc không đè bẹp mình được. Thành công cũng sẽ không làm mình tự cao, mà sẽ mang lòng biết ơn rồi chia sẻ. Cứ thế đi tới và tiến lên...”.

Cuối cùng, chúng tôi cam kết với nhau rằng: sẽ luôn dừng lại mỗi ngày và tập nhìn sâu trong từng biểu hiện để bớt dính mắc vào thế sự, an yên với chính mình!
 
Bài viết: "Hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến tạo bình an"
Chúc Thiệu - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến tạo bình an hay dung lai moi ngay de cung kien tao binh an tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vinh nghiem 己が身にひき比べて อ ตาต จอส Bánh chuối hấp cho những ngày hè Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho 激安仏壇店 禅诗精选 อธ ษฐานบารม 長谷寺 僧堂安居者募集 仏壇 通販 Sự cần thiết của bữa ăn sáng Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 浄土宗 2006 飞来寺 五観の偈 曹洞宗 ブッダの教えポスター Cao Huy Hóa kể chuyện Đất lành 元代 僧人 功德碑 佛法怎样面对痛苦 放下凡夫心 故事 お仏壇 お供え Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế 別五時 是針 คนเก ยจคร าน 精霊供養 僧人心態 川井霊園 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Cắt tỉa cho đĩa trái cây thêm sành phat phap 梁皇忏法事 さいたま市 氷川神社 七五三 Về 佛经讲 男女欲望 an chay voi dau hu xao kim おりん 木魚のお取り寄せ 忍四 仏壇 おしゃれ 飾り方 Cựu Tổng thống Mỹ Clinton thành 五痛五燒意思 饿鬼 描写 盂蘭盆会 応慶寺 an ủi lớn nhất của đời người là 文殊 bùi giáng và những vần thơ dành cho 色登寺供养 随喜 Cách ăn chay của người Huế Hải 佛教教學 父母呼應勿緩 事例