Cuộc sống chính là kết quả của những lựa chọn Có câu rằng, bạn chính là tác giả của cuộc đời mình Bản nhạc cuộc đời ấy, hay dở thế nào, là do bạn quyết định, do bạn sáng tác ra Bạn có quyền chọn niềm vui cho ánh mắt của mình mỗi sáng mai thức dậy Bạn
Hãy nhớ những việc cần nhớ và quên những thứ cần phải quên

Cuộc sống chính là kết quả của những lựa chọn. Có câu rằng, bạn chính là tác giả của cuộc đời mình. Bản nhạc cuộc đời ấy, hay dở thế nào, là do bạn quyết định, do bạn sáng tác ra. Bạn có quyền chọn niềm vui cho ánh mắt của mình mỗi sáng mai thức dậy. Bạn cũng có quyền chọn sự cau có cho vẻ mặt của mình khi ánh hoàng hôn khép lại mỗi buổi chiều đông…
Những lựa chọn của nhạc sĩ họ Trịnh…

Mỗi lần nói đến sự lựa chọn, tôi lại nghĩ đến bài hát “Mỗi ngày tôi chọn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từng câu, từng chữ trong bài ca ấy đều mang đến cho tôi tâm trạng thật sâu lắng, tuyệt vời.

Tôi thích sự lựa chọn của ông, từ việc chọn cho mình những bông hoa thơm buổi sáng sớm, những nụ cười cho ước mơ và hiện thực, một tia nắng trời óng ả hay một làn gió mát lành, cho đến chọn con đường đi đến với anh em bè bạn… Nhưng ấn tượng nhất vẫn là đoạn kết của bài hát:

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên

Nhìn rõ quê hương, ngồi ngẫm lại mình

Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống…


Có thể thấy rằng họ Trịnh là người thật tài và đã ngộ. Ông đã đạt được cảnh giới tinh thần cao với tâm thái tĩnh tại.
Dường như ông đã biết được ông từ đâu tới, ông là ai và sống vì đâu.

Mà không chỉ bài hát này mà các ca từ trong mỗi bài hát của ông đều cho thấy ông là người như vậy.

Những tác phẩm như “Ở trọ”, “Ngẫu nhiên”, “Đóa hoa vô thường”, “Em hãy ngủ đi” hay “Một cõi đi về”…., đều là thể hiện cái tinh thần ấy, cái cảnh giới ấy. Bỗng dưng, tôi ao ước được như ông, muốn biết được tôi là ai, vì sao tôi sống trên đời, tôi từ đâu tới nơi này….

Thế là, tôi quyết cất công tìm hiểu trải nghiệm của một người “chọn ngồi thật yên” như ông đã nói.

Tôi là ai, vì sao tôi sống trên đời, tôi từ đâu tới nơi này?

Nhà Phật giảng rằng, con người hiện nay đa phần vốn từ thiên thượng, cần phải trở về, chúng ta ở đây chịu khổ để tu trở về. Muốn được giải thoát khỏi những nỗi đau khổ của con người thì cần phải tu luyện.

Nếu ai tin lời giảng của Phật, biết được mọi sự trên đời này đều là hữu duyên, là không phải ngẫu nhiên, thì mới có thể tin được những gì mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết, tin được những điều mà một người một thiền định có thể nhìn thấy.

Còn không thì, có nói đến cả trăm lần, thuyết phục đến khản cả giọng… cũng chẳng thể tin được, cũng chỉ là mất công vô ích mà thôi.

Đức Phật đã từng giảng, rằng có tới 8 vạn 4 ngàn phép tu Phật. Và kiểu tu nào thì chắc cũng là gian khổ lắm. Bởi tu là chọn đơn côi, là quay mặt lại với thế giới sôi động ở ngoài; tu cũng là phải nhẫn nhường, ít nói thôi, để nhìn lại mình, để rồi tu tâm sửa tính. Có cả kiểu tu giữa đời thường, tu với bản thân mình, tu tại tâm, kiểu tương tự như câu này:

Thứ nhất là tu tại gia

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.


Trong ba nẻo đường tu nêu trên, nhiều người cho rằng tu chùa là dễ nhất, còn tu tại gia là khó nhất. Tu ở chùa, là có môi trường tĩnh lặng, thuần khiết dành cho người chuyên tu, là tách xa với thế giới người thường.

Người vào chùa chuyên tu chỉ cần tu tập, đọc kinh, rèn dưỡng mình trong một môi trường không tranh, không đấu, không nhộn nhạo đỏ đen như ở ngoài xã hội đời thường.

Lấy lời khen tiếng chê, mâu thuần của đời người để rèn mình

Tu tại gia, tức là tu với bản thân mình, hướng vào tâm mình mà tu, lấy những khó khăn, trở ngại, những lời khen, tiếng chê, những mâu thuẫn của đời thường để rèn mình, để rũ bỏ những cái tâm không tốt, để trở thành một người tốt, một người có thể ngộ cảnh giới tinh thần cao.

Tu là tu tâm sửa tính của chính mình thôi. Cũng nói tu là cần quên những điều không đáng nhớ. Tu để có một cái tâm thanh tịnh.

Nhà Phật giảng rằng: mọi sự trên đời này không có gì là ngẫu nhiên cả.

Mọi người đến thế gian này cũng đều là hữu duyên, đều là do an bài mà tới. Chỉ có điều, do sống ở cõi mê nên mọi người là chưa nhớ ra duyên phận của mình thôi.

Như vậy thì, suy ra, cả cái nhớ hay cái quên cũng đều có duyên cớ của nó. Nhà Phật là hữu duyên nhắc mọi người nhớ lại. Vì thế nên mới buộc chỉ cổ tay, rắc muối vào đầu để mọi người cùng ngộ ra, nhớ ra. Mà muối là từ những giọt nước mắt của Phật còn lưu lại trên trần thế.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần của nước mắt của người và nước biển là giống nhau. Có truyền thuyết nói rằng biển trên trái đất của chúng ta chính là giọt nước mắt của Phật. Giọt nước mắt cứu độ xót xa cho những đắng cay và khổ đau của cõi người…

Tâm từ bi của Đức Phật là một trong tứ vô lượng tâm. Ngài đã lưu lại giọt nước mắt của Ngài trên trần thế, để nhắc nhở loài người tìm kiếm đại đạo, tìm con đường giải thoát khỏi sáu ngả luân hồi. Đó là giọt nước mắt cứu rỗi chúng sinh.

Có bài hát, rằng, tại sao nước biển có vị mặn? Khi nào nước biển trở nên ngọt! Tôi còn tìm thấy cả một đoạn thơ thế này, nói về nước mắt của Phật: 

Ai đã nhìn xuyên qua lớp sóng trùng

Để ngộ được, cớ vì đâu biển mặn

Giọt nước mắt từ bi…

thương cõi phàm lận đận

Là Phật lưu đường để cứu độ chúng sinh.

Thời gian cứ trôi, biển mặn mãi chung tình,

Dẫu quán hồng trần ai còn lưu lạc mãi.

Phật Pháp độ duyên cho những người nhớ lại,

Và thuyền giác an nhiên nâng nâng bước thăng về…


Vì sao cần quên đi những thứ cần quên?

Trong kiếp nhân sinh này, có những con người, có những kí ức mà chúng ta không thể nào quên đi được. Tất nhiên, nếu đã thốt lên lời “không thể quên được”, hẳn người nói đã nặng trĩu tâm tư tình cảm, nặng tới mức cũng hóa thành ngơ ngẩn, bung biêng.

Và chắc hẳn sẽ hoang mang lắm, sầu lòng lắm khi được nghe trả lời rằng “thôi, quên đi”…Thực sự thì, khi kí ức đã gọi tên mình, mình đã có những nỗi nhớ “không thể nào quên được”, thì mọi lời khuyên đều là vô nghĩa cả.

Nhưng vì sao các thiền sư, những người đã ngồi định lại, đã sống chậm, lại khuyên chúng ta rằng chỉ nhớ những điều cần nhớ và nên quên những thứ cần quên. Hay tại bởi có rất nhiều điều chúng ta cần phải nhớ lại trong đời mà ta chưa đạt được trình của họ.

Và những thứ cần quên đi, nếu chưa quên được ngay, thì chúng ta cần phải học cách quên một cách dần dần. Hóa ra họ khuyên vậy là để hành trang trở về của chúng ta thêm nhẹ nhàng thôi. Ôm nhiều thứ quá, cũng mệt mỏi lắm, khó chịu lắm.

Nhất là khi, có những thứ không đáng nhớ nó cứ hiện ra vào đúng lúc ta không cần đến nó, ta đang muốn quên đi để được thăng hoa.

Cuộc sống luôn có bao nhiêu điều mà mãi sau này ta mới nhận ra nó là vô lý hay có lý. Nhận thức quả thực là một quá trình.

Và có một điều rất có lý nhưng tôi đã ngộ ra rất muộn: thời gian bây giờ là trân quý và mọi thứ quay quanh chúng ta chỉ là huyễn hoặc, hư ảo. Phía trên kia sẽ là nơi chốn tôi phải trở về.

 Thấy nao nao hụt hẫng khi nghĩ về thời không và sinh mạng. Trong số chúng ta, rồi mai kia, ai bị tan biến trong hư vô, ai phải nhập lục đạo và ai sẽ được trở về…

Ngắm nhìn bông hoa bé nhỏ đang nở rất kiêu hãnh trên một khe đá khô cằn, tôi chợt mỉm cười. Khi từ bi nở hoa trong lòng người, rồi mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp vi diệu. Khi đã biết Đại Đạo là vô hình, thì phải tự mình làm việc mình cần làm thôi, phải tự mình có những lựa chọn cho mình thôi.
Mỗi ngày tôi chọn….
 
Bài viết: "Hãy nhớ những việc cần nhớ và quên những thứ cần phải quên"
Tâm Huyền - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hãy nhớ những việc cần nhớ và quên những thứ cần phải quên hay nho nhung viec can nho va quen nhung thu can phai quen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lợi ích của người biết ăn năn sám có phải cái chết đã nhẹ tựa lông ô vài dao lễ ß phat chi 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo can chí BÃƒÆ Tây tự Trái tìm hiểu về chánh pháp hạt cơm này con xin dâng đinh chương v sự phân chia bộ phái phật không thể đổ lỗi cho một người Ăn mặn làm tăng huyết áp há ng chùa non triết vấn đề hôn nhân theo quan điểm Hoa Lược sử Nữ tôn giả Béo phì ở trẻ em đừng xem chùa bảo lộc nÙi Lợi nick vujicic Kinh a di đà Các thực phẩm chay đánh bật Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ nguyễn thëa Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư Ð Ð Ð chua lien phai mùng Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Nước cây xương rồng có tác dụng tổ ca Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh du vinh biet co ut 1973 phap Vấn Chay hàng rong Æ u Chiều chú