Có những thói quen mà chúng ta nghĩ sẽ không bao giờ từ bỏ được Tỷ như thói quen
Hãy như sông, không bao giờ ngừng chảy

Có những thói quen mà chúng ta nghĩ sẽ không bao giờ từ bỏ được. Tỷ như thói quen “nghiện” “nơi đất ở”. Đâu có tự nhiên mà thi sĩ Chế Lan Viên viết rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Tôi ở trong một ngôi nhà, hẳn nhiên rồi. Nhà tôi nằm trong phố, cũng đâu có gì lạ. Mà phố của tôi nằm trong mênh mông đất đỏ cao nguyên. Phố của tôi thênh thênh giữa bạt ngàn mây xanh núi thẳm. Phố của tôi lọt thỏm trong những ngoằn ngoèo của đèo dốc. Thế nên, nhân loại gọi cái nơi tôi ở là Phố núi. Cũng thi vị lắm chứ nhỉ.

Đã bao lần tôi đi xa, dù biết chỉ là tạm xa để giải quyết những công việc riêng tư của cuộc sống, vậy mà cũng bấy nhiêu lần tôi mong ngóng những cuộc trở về.

Tôi thấy tôi qua đứa bé con dí cái mũi uệch uệch lên cửa kính xe, nhìn những tia nắng lấp lóa trên rặng cây, thi thoảng là những cái trụ trăng trắng có ghi số và chữ màu đỏ nằm rải rác hai bên lề đường, rất nhiều những chuyến xe vụt qua đến giật cả mình..v..v, cứ nhìn ngơ ngác mà không hiểu sao những cây thông, những mái nhà chìm trong rừng cứ chạy tuột về phía sau, rất nhanh, để rồi chuyến đi về, lại uệch uệch cái mũi nhìn những thứ ấy chạy tuột đi theo một thứ tự ngược lại.

Còn bạn? Chắc hẳn bạn cũng ở trong một ngôi nhà, nhà của bạn hẳn cũng nằm trong phố. Mà phố của bạn có thể nằm yên bình bên dải cát vàng ngày đêm miên man sóng vỗ. Và tôi biết, nhân loại gọi nơi bạn ở là Phố biển. Bạn đã bước đi chập chững trên bờ cát bao la đó, đã nhảy cùng những con sóng tung bọt trắng xóa, đã cười với những ngọn gió mênh mang và chắc hẳn bạn cũng đã “nghiện” những ráng đỏ mặt trời mỗi khi bình minh lên hay mỗi hoàng hôn xuống trên mặt biển lóng lánh dát bạc.

Lại còn bạn? Dĩ nhiên bạn cũng ở trong một ngôi nhà, nhà của bạn, dĩ nhiên cũng nằm trong phố. Mà phố của bạn có thể nằm trong một đô hội sầm uất, ồn ào, náo nhiệt. Và chúng ta đều biết rõ, nhân loại gọi nơi đô hội là Phố thị. Có khi nào bạn rời khỏi nơi đó để đến với rừng vàng của tôi hay biển bạc của bạn kia chưa? Nếu có, thì những lần ấy chắc cũng giúp bạn thư thái tâm hồn được ít nhiều. Nhưng tôi chắc rằng, trước sau gì, “tâm hồn” của “nơi đất ở” cũng sẽ cuốn bạn về lại phố thị, nơi mà sự năng động hồn nhiên đã làm bạn nghiện đến nhớ nhung, không thể không về.

Có những thói quen mà chúng ta nghĩ sẽ không bao giờ từ bỏ được. Tỷ như thói quen “nghiện” nồi cá kho mẹ nấu trong những ngày đầy gió. Tỷ như thói quen “nghiện” tô canh cải chua mẹ “phăng ta đi” giữa những bữa trưa hè oi nồng. “Nghiện” luôn cái lũ bạn tinh ranh mà ngày nào chúng cũng rủ ta nghiện theo đủ thứ trò nghịch ngợm của chúng. “Nghiện” những tháng ngày mới lớn, mình “sến” mà không biết mình sến. “Nghiện” cả ánh mắt ai thầm lặng, bàn tay ai ân cần ấm áp, và bước chân ai đưa đón không muốn rời. “Nghiện” cả những đêm đen thức trắng nhớ thương ai đó, đến mệt rã rời mà vẫn không sao chợp mắt được…

Vậy đó, chúng ta càng lớn càng nghiện thêm nhiều thứ. Có thứ, ta nghiện một cách hiển nhiên và đáng được khích lệ, như nghiện “nơi đất ở”, nghiện đôi mắt nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu chở che của cha mẹ, thầy cô. Có thứ, ta nghiện một cách vô thức mà không sao từ bỏ được, như nghiện tư duy, như tôi nghiện viết, như bạn nghiện đọc, như chúng ta nghiện một bóng hình ai đó mà định mệnh đã đưa đến trước mặt ta…

Mà bạn ơi, đã bảo rằng “nghiện”, nghĩa là rất khó bỏ. Chỉ có sự khôn ngoan giúp ta điều khiển chúng lại. Đâu là cơn nghiện nghìn đời phải nhớ, đâu là cơn nghiện có thể song hành cùng ta, làm động lực nâng đỡ ta qua đêm đen, dìu dắt ta trong ngày dài; đâu là cơn nghiện mà ta phải buộc mình giảm cường độ nghiện. Và chỉ bằng cách nghiện thêm nhiều thứ “nên nghiện” thì bạn mới khỏa lấp được những thứ “không nên nghiện”. Khổ nỗi, những thứ “nên nghiện” buộc ta phải dùng đến lý trí nhiều quá, khiến ta ngán ngẫm mà thả rơi bản thân mình.

Thôi thì hãy lồng ghép như thế này nhé. Ta tập cách nghiện học, nghiện công việc để có thể tự hào với “nơi đất ở”, với cha mẹ về một viễn cảnh tiến bộ của quê hương, mà trong đó có sự đóng góp của ta. Ta tập cách nghiện bếp núc với mẹ, để được thỏa thuê ngắm nhìn ánh mắt trìu mến của cha mẹ, những ánh mắt mà không ai trên thế gian này có thể thay thế được. Ta tập cách nghiện những chuyến xe bụi bặm, đi về những mái ấm tình thương, mà ở đó lòng ta sẽ được trải rộng với những thân phận đời thường. Hay đơn giản hơn, ta tập cách nghiện với sự nghiêm khắc của bản thân, để mỗi sớm mai thức dậy, đã thấy mình mạnh mẽ và tiến bộ hơn chính mình ngày hôm qua, đủ sức sẵn sàng trước những đòi hỏi của cuộc sống.

Để trong mỗi chuyến đi, về, ta sẽ mỉm cười cho những cái ngoái đầu tiếc nuối hoảng hốt của đứa bé con ngày xưa, thấy ta đã trưởng thành, dù can cớ gì không giải thích được, cứ thấy lòng man mác trong mỗi chuyến đi, về.

Bởi, bạn ơi. Đời là những chuyến đi, như những dòng sông, mà những dòng sông thì không bao giờ ngừng chảy.

Kiến Minh  - Vườn hoa Phật giáo


Về Menu

hãy như sông không bao giờ ngừng chảy hay nhu song khong bao gio ngung chay tin tuc phat giao hoc phat

寺院 募捐 пѕѓ ai là người có lý loi xin loi doc dao cua ba me voi nguoi da mang 閩南語俗語 無事不動三寶 Nằm 阿那律 Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng ペット葬儀 おしゃれ chiếc 阿修羅 những điều đức phật cảnh giác 出家人戒律 mien trung Bảy nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc hiến ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat dựng 曹洞宗青年联盟 净土网络 đời người càng tranh giành càng mất đi 加持是什么意思 お仏壇 飾り方 おしゃれ 寺院 å ç 八吉祥 Đại sư Pháp Trí Tri Lễ 960 1028 住相 ト妥 æ ä½ å Kem sữa chua vị dưa hòa thượng thích hành trụ nhặt vàng phai Ăn chay có thiếu máu 什么是佛度正缘 æ q ngôi chùa trên cổ đảo Chữa trị bệnh trầm cảm bằng 浄土宗 仏壇 人生是 旅程 風景 พ ทธโธ ธรรมโม Có một chiều モダン仏壇 Tết Đoan Ngọ và nhớ nÁn ห พะ 所住而生其心 làm sao để tu tập theo giáo pháp của 仏壇 拝む 言い方