Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể
Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh

“vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.
Đó là quan điểm của Phật giáo về cuộc sống hàng ngày.

Trích trong Tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân: “Đạo Phật là nguồn sống, xây dựng trên căn bản của "Từ Bi" và "Trí Tuệ", qua những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu để giúp con người hiểu biết chân chính, tạo lập cuộc sống cho chính mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh.” Hơn 2.500 đã trôi qua, nhưng những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn ngày được nhiều người biết và ứng dụng vào trong cuộc sống của mình.

Dưới đây là 4 ứng dụng triết lý Đạo Phật vào trong cuộc sống để luôn an lạc, hạnh phúc:

1. Bố thí, cúng dường:

Là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường giúp không bị lầm đường lạc lối.

Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.

2. Thiền tập:

Giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.

Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ (là có trí tuệ), ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác. 

3. Khiêm tốn:

Là một loại đức hạnh làm cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cao ngạo, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề.
 
4. Giao tiếp bằng trái tim: 

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện.

Giao tiếp bằng trái tim là học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp, học cách khen ngợi và phát hiện ưu điểm của người khác, luôn mở rộng lòng từ bi và bao dung, quan tâm giúp đỡ mọi người và tinh thần hy sinh, phụng hiến.

Điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: Nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.

Có làm được 4 điều này, biết, hiểu và nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.

Bài viết: "Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh"
Ngọc Hoa (H+) - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh hay tu bi hy xa nhung xin dung chim trong vo minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ba pháp hành cứu lấy đời sống nhung thang nam lam chu tieu tại sao người xưa nói nghĩa vợ chồng Chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn bi chay Lý do gây mất ngủ khi trưởng thành Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật trái cñu van dong vien cu ta an chay tai olympics rio 2016 net van hoa dac trung mua sen no tinh do phai lam gi khi cam thay co don va khong con diem chuong 2 pháp sư huyền trang chua vung liem cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat nếu đức phật là một ceo tứ vô Thiền một nét đẹp văn hóa học thé tÕ bát Bánh flan thuần chay mát lành bổ dưỡng 03 chương 3 phát tâm bồ đề cần chuẩn bị gì trước lúc lâm VÃ Æ do 还愿怎么个还法 Lễ lay phat lui mot buoc de thay doi an vui giác ngộ và giải thoát bức thư nổi tiếng của cha gửi cho con nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he các bạn xuất gia trẻ Mỗi ngày bạn cần ngủ bao nhiêu là BÃ Æ câu chuyện trước miếu quan âm Yoga cười tu bi voi chinh minh phan 7 pham ve tam phap cu 33 mot thoang tinh co đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ bồ đoàn Về áp dụng trí tuệ bát nhã trong đời có hay không nỗi đa kumarata hanh trang thiet yeu cua nguoi tu si Đêm nằm mơ thấy Mẹ KINH CẦU SIÊU đạo phật giúp gì cho tình yêu đôi ca nhạc gây quỹ là đúng giới luật hay 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh