Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả
Hỏa hóa kinh sách đúng pháp

Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách. Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước. Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả.
HỎI:

Tôi là Phật tử thường công quả trong chùa. Gần đây, thầy trụ trì thường nhờ tôi mang những kinh sách đã hư cũ, không dùng được nữa đi hỏa hóa (đốt). Quý Báo cho tôi hỏi cách thức hỏa hóa đúng như pháp là thế nào? Đốt kinh pháp như vậy có tội không? Sám hối thế nào? Hiện tôi cũng rất lo lắng vì trong lòng con luôn kính trọng Pháp bảo.
 
(DIỆU HƯƠNG, dieuhuong6067@gmail.com)
ĐÁP:

Bạn Diệu Hương thân mến!

Pháp bảo là những lời dạy vàng ngọc quý giá của Đức Phật Thích Ca, được các vị Thánh đệ tử ghi nhớ, truyền tụng và về sau được kết tập thành tam tạng Kinh-Luật-Luận. Ngoài ra, những lời giảng dạy, sáng tác, di huấn của chư vị Thánh tăng, Tổ sư đắc đạo cũng được cung kính, xem trọng như Pháp bảo. Sau khi Phật Thích Ca nhập Niết-bàn, Pháp bảo được xem như chính Ngài đang hiện hữu trong thế gian. Những ai kính thờ, bảo tồn, ấn tống, lưu truyền, học hỏi và ứng dụng tu tập theo Pháp bảo sẽ được phước báo vô lượng.

Phương tiện phổ biến để ghi chép, lưu truyền Pháp bảo chính là kinh sách, với các chất liệu đất, đá, đồng, tre, gỗ, lá… và hiện nay, dù có một số chất liệu và kỹ thuật mới như băng đĩa nhưng chủ yếu vẫn là giấy. Dĩ nhiên, theo thời gian kinh sách sẽ cũ mục, hư nát. Khi đó, nếu là kinh sách quý hiếm thì cần sao chép rồi mới đem đi hỏa hóa. Nếu kinh sách đang được in ấn và phát hành phổ biến thì hỏa hóa mà không cần sao lưu. Điều cần lưu tâm là khi tiến hành hỏa hóa kinh sách phải thực hiện đúng pháp để không mắc tội.

Hỏa hóa là dùng lửa đốt cháy hoàn toàn kinh sách hư cũ. Nếu trong chùa có lò đốt giấy (có nơi gọi lò hóa vàng) thì nên hỏa hóa kinh sách tại đây. Không chỉ kinh sách hư cũ mà các loại giấy có in hình ảnh Phật, Bồ-tát, cờ phướn, sớ điệp tên tuổi cầu cúng, giấy tiền vàng mã… cũng được đốt ở lò này. Trường hợp chùa không có lò đốt thì có thể chọn một khoảng đất trống sạch sẽ, an toàn về hỏa hoạn để hóa kinh sách hư cũ. Sau khi đốt cháy hoàn toàn, dùng nước sạch để rửa hết tro bụi. Tại tư gia, các Phật tử cũng có thể hỏa hóa kinh sách, ảnh Phật theo cách này.

Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách. Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước. Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả.
 
Bài viết: "Hỏa hóa kinh sách đúng pháp"
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

hỏa hóa kinh sách đúng pháp hoa hoa kinh sach dung phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tưởng niệm vị Cao Tăng 102 tuổi โภชปร ตร 雀鸽鸳鸯报是什么报 Ç 五十三參鈔諦 Món ngon từ nấm 佛教名词 зеркало кракен даркнет ペット葬儀 おしゃれ một chế độ ăn chay đúng đắn BÃo 借香问讯 是 横浜 公園墓地 加持是什么意思 萬分感謝師父 阿彌陀佛 ทำว ดเย น 寺院 tuong Þ æ ä½ å không nên đánh nhau khi đang tức giận chua thien tuong 弥陀寺巷 华严经解读 持咒 出冷汗 Tứ ペット僧侶派遣 仙台 放下凡夫心 故事 thang nghi thuc hoi huong tieu tru nghiep chuong benh Mưa cố đô 戒名 パチンコがすき 火浣布袈裟 æ ¹æ žå Nguyên ban ve hai tu chap nga 上座部佛教經典 モダン仏壇 Ä Æ ト妥 hat Vì sao ngày càng có nhiều người mắc 根本顶定 tài Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa Ngày sắp Tết in bánh phục linh 法会 Chè kiểm 淨界法師書籍