Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả
Hỏa hóa kinh sách đúng pháp

Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách. Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước. Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả.
HỎI:

Tôi là Phật tử thường công quả trong chùa. Gần đây, thầy trụ trì thường nhờ tôi mang những kinh sách đã hư cũ, không dùng được nữa đi hỏa hóa (đốt). Quý Báo cho tôi hỏi cách thức hỏa hóa đúng như pháp là thế nào? Đốt kinh pháp như vậy có tội không? Sám hối thế nào? Hiện tôi cũng rất lo lắng vì trong lòng con luôn kính trọng Pháp bảo.
 
(DIỆU HƯƠNG, dieuhuong6067@gmail.com)
ĐÁP:

Bạn Diệu Hương thân mến!

Pháp bảo là những lời dạy vàng ngọc quý giá của Đức Phật Thích Ca, được các vị Thánh đệ tử ghi nhớ, truyền tụng và về sau được kết tập thành tam tạng Kinh-Luật-Luận. Ngoài ra, những lời giảng dạy, sáng tác, di huấn của chư vị Thánh tăng, Tổ sư đắc đạo cũng được cung kính, xem trọng như Pháp bảo. Sau khi Phật Thích Ca nhập Niết-bàn, Pháp bảo được xem như chính Ngài đang hiện hữu trong thế gian. Những ai kính thờ, bảo tồn, ấn tống, lưu truyền, học hỏi và ứng dụng tu tập theo Pháp bảo sẽ được phước báo vô lượng.

Phương tiện phổ biến để ghi chép, lưu truyền Pháp bảo chính là kinh sách, với các chất liệu đất, đá, đồng, tre, gỗ, lá… và hiện nay, dù có một số chất liệu và kỹ thuật mới như băng đĩa nhưng chủ yếu vẫn là giấy. Dĩ nhiên, theo thời gian kinh sách sẽ cũ mục, hư nát. Khi đó, nếu là kinh sách quý hiếm thì cần sao chép rồi mới đem đi hỏa hóa. Nếu kinh sách đang được in ấn và phát hành phổ biến thì hỏa hóa mà không cần sao lưu. Điều cần lưu tâm là khi tiến hành hỏa hóa kinh sách phải thực hiện đúng pháp để không mắc tội.

Hỏa hóa là dùng lửa đốt cháy hoàn toàn kinh sách hư cũ. Nếu trong chùa có lò đốt giấy (có nơi gọi lò hóa vàng) thì nên hỏa hóa kinh sách tại đây. Không chỉ kinh sách hư cũ mà các loại giấy có in hình ảnh Phật, Bồ-tát, cờ phướn, sớ điệp tên tuổi cầu cúng, giấy tiền vàng mã… cũng được đốt ở lò này. Trường hợp chùa không có lò đốt thì có thể chọn một khoảng đất trống sạch sẽ, an toàn về hỏa hoạn để hóa kinh sách hư cũ. Sau khi đốt cháy hoàn toàn, dùng nước sạch để rửa hết tro bụi. Tại tư gia, các Phật tử cũng có thể hỏa hóa kinh sách, ảnh Phật theo cách này.

Cần phân biệt giữa hỏa hóa và đốt phá kinh sách. Chỉ có đốt phá mới mang tội, còn hỏa hóa thì chẳng những không tội mà còn được phước. Vì không có tội nên bạn không cần sám hối và chẳng có gì phải lo lắng cả.
 
Bài viết: "Hỏa hóa kinh sách đúng pháp"
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

hỏa hóa kinh sách đúng pháp hoa hoa kinh sach dung phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

mất rồi đừng tiếc nuối Chùa Hưng Long Bình Dương 萬分感謝師父 阿彌陀佛 根本顶定 Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương 借香问讯 是 人生七苦 麓亭法师 Sống 佛教名词 能令增长大悲心故出自哪里 Chợ Cộôc 因无所住而生其心 怎么面对自己曾经犯下的错误 华严经解读 お仏壇 飾り方 おしゃれ 加持成佛 是 Kho 阿那律 Tập thể dục khi còn trẻ có lợi nguoi thi dau kho お墓 更地 ペット葬儀 おしゃれ 戒名 パチンコがすき phat giao tay tang thoi hau truyen 梵僧又说 我们五人中 Tam chánh kiến là nền tảng của đạo đức và the la du roi พ ทธโธ ธรรมโม モダン仏壇 loi canh bao cua vi thien su truoc khi lam chung Chạm tay vào mùa đông loai 大法寺 愛西市 và phật giáo Ä Æ 聖道門 浄土門 những nhận định chưa đúng về phật ï¾å 山地剝 高島 白話 ç 持咒 出冷汗 Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu 지장보살본원경 원문 hoi ve gioi thu sau va gioi thu nam trong bat quan 三身 trÕ 五十三參鈔諦 雀鸽鸳鸯报是什么报