Tờ Từ Bi Âm do Ngài phụ trách về nội dung tuy chưa làm nên ý thức văn hóa dân tộc, nhưng cũng đã làm được việc phổ thông hóa Phật học bằng Quốc ngữ, giữ vai trò hoằng pháp đáng kể trong giai đoạn chấn hưng Văn phong chữ Nôm của Ngài rất chỉnh Ngài đã sá
HÒA THƯỢNG BÍCH LIÊN

Tờ Từ Bi Âm do Ngài phụ trách về nội dung tuy chưa làm nên ý thức văn hóa dân tộc, nhưng cũng đã làm được việc phổ thông hóa Phật học bằng Quốc ngữ, giữ vai trò hoằng pháp đáng kể trong giai đoạn chấn hưng. Văn phong chữ Nôm của Ngài rất chỉnh. Ngài đã sáng tác nhiều áng văn hay cùng nhiều bài sám nghĩa lưu truyền.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam  Phật Lịch 2539 – 1995  TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I  Thích Đồng Bổn Chủ biên  Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành   ----------------------   HÒA THƯỢNG  BÍCH LIÊN-THÍCH TRÍ HẢI  (1876 - 1950)   Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.   Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.   Nhưng rồi đột nhiên bà Lê Thị Hồng Kiều từ trần vào tuổi 40, để lại cho Ngài một trai hai gái. Sống trong cảnh đau buồn vì thiếu vắng người thân, Ngài càng thêm thấm thía cái lẽ “ Sinh tử vô thường” nên ý định xuất gia nẩy mầm từ đó.   Năm Ngài 41 tuổi (Đinh Tỵ - 1917) tình cờ một hôm có người đánh cá đem cho Ngài một tượng Phật bằng sứ trắng, nhưng chỉ có từ cổ xuống tòa sen. Vài tháng sau lại có ngư phủ khác chài được cái đầu tượng Phật cũng bằng sứ, đem tặng Ngài. Ngài ráp hai phần lại thì khít với nhau, vì nguyên đó là một pho tượng Quán Thế Âm. Qua năm sau (1918) lại có một nhà sư đem cho Ngài hai quyển “ Long Thơ Tịnh Độ” là bộ sách thuyết minh pháp môn niệm Phật để cầu sanh về cõi Tây phương Cực Lạc.   Càng ngẫm nghĩ những việc trùng hợp này, Ngài càng tin rằng cơ duyên xuất gia đầu Phật đã đến. Cho nên, sau khi thu xếp xong việc nhà, năm 1919 (năm 43 tuổi), Ngài đến chùa Thạch Sơn ở Quảng Ngãi quy y thọ giới với Hòa thượng Hoằng Thạc. Ngài được ban pháp danh Chơn Giám, tự là Đạo Quang, pháp hiệu là Trí Hải.   Nhờ tinh thông Hán học, lại gặp thiện duyên, sau vài năm tham học và đắc pháp với Hòa thượng Hoằng Thạc (năm 1921), Ngài đã diệu nhập Phật tạng, thông suốt yếu lý giải thoát. Tuy mới xuất gia, nhưng Ngài đã sớm trở thành một Tăng sĩ quảng kiến đa văn, đạo cao đức trọng.   Năm 1928, Hòa thượng Khánh Hòa, pháp danh Như Trí, trụ trì chùa Tuyên Linh ở Bến Tre, ra làm Pháp sư tại trường Hương chùa Long Khánh ở Qui Nhơn, gặp và mến phục tài đức Ngài, bèn cùng nhau kết làm pháp hữu, rồi mời Ngài vào Nam hoạt động cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Chính do sự đóng góp công đức của Ngài mà Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đã tặng Ngài danh hiệu Tán trợ hội viên (vì Ngài không thuộc Sơn môn Nam kỳ).   Năm 1931, Hòa thượng Khánh Hòa cùng các pháp hữu thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và xuất bản tờ báo Từ Bi Âm để làm công cụ hoằng dương chánh pháp, phục vụ phong trào chấn hưng Phật giáo. Hòa thượng Khánh Hòa được cử làm Đệ nhất Phó Hội trưởng kiêm chủ nhiệm tạp chí Từ Bi Âm. Tuy làm Chủ nhiệm, Hòa thượng Khánh Hòa không có nhiều thời giờ chăm sóc tờ báo, mà Ngài phó thác cả cho người cộng sự đắc lực là Hòa thượng Bích Liên giữ chức chủ bút.   Tờ Từ Bi Âm ra mắt ngày 01-3-1932, do Ngài phụ trách về nội dung trong sáu năm, tuy chưa làm nên ý thức văn hóa dân tộc, nhưng cũng đã làm được việc phổ thông hóa Phật học bằng Quốc ngữ, giữ vai trò hoằng pháp đáng kể trong giai đoạn chấn hưng.   Năm 1934, Ngài về quê một thời gian ngắn để khai sơn chùa Bích Liên tại sinh quán (Bình Định). Xong việc, Ngài lại vào Nam tiếp tục điều khiển tòa soạn báo Từ Bi Âm. Từ công đức đó, để tỏ lòng kính trọng, trong tòng lâm ít người gọi đạo hiệu của Ngài, mà thường tôn xưng Ngài là Hòa thượng Bích Liên (tên ngôi chùa do Ngài khai sơn).   Năm 1937, Ngài trở về chùa Bích Liên, nhằm lúc Hội Đà Thành Phật Học xuất bản tạp chí Tam Bảo, mời Ngài làm chủ bút. Tạp chí này thường đề cập đến nhu cầu thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong xứ thành một hội “ Phật Giáo Liên Hiệp”. Nửa năm sau (1938) tạp chí Tam Bảo bị đình bản. Từ đó Ngài dành thì giờ cho công tác Phật sự tại tỉnh nhà. Năm 1939, Ngài phụ giảng tại Phật học Đường Long Khánh do Hòa thượng Chánh Nhơn thành lập. Ngài giảng dạy tại đây trong hai năm, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng phần lớn Tăng sinh ở đây thọ ơn pháp vũ của Ngài, tinh tấn tu học sau này nhiều vị là Cao Tăng trong Giáo Hội.   Hóa duyên đã mãn, ngày mồng 3 tháng 6 năm Canh Dần (1950) Ngài viên tịch tại chùa Bích Liên, thọ 74 tuổi, xuất gia 31 năm. Ngài có kệ truyền thừa:   Chân ngọc hồng sơn chiếu  Trừng châu bích hải viên  Lý minh tri tánh diệu  Trí mật ngộ tâm huyền  Tịch duyên hoài túy liễu  Lạc quốc ngự kim liên  Thánh cảnh quy lai nhật  Tông phong chấn cổ truyền.   Về công việc trước tác và phiên dịch, ngoài những bài đăng trên báo Từ Bi Âm, Ngài còn viết các sách bằng chữ Hán :   - Liên Tông Thập Niệm Yếu Lãm.  - Tịnh Độ Huyền Cảnh.  - Tây Song Ký.  - Tích Lạc Văn.   Văn phong chữ Nôm của Ngài rất chỉnh. Ngài đã sáng tác nhiều áng văn hay cùng nhiều bài sám nghĩa lưu truyền. “Qui Sơn Cảnh Sách” và “Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi” là hai tác phẩm dịch Nôm nổi tiếng hơn cả, tiêu biểu sự nghiệp văn chương của Ngài.

Về Menu

hòa thượng bích liên hoa thuong bich lien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

己が身にひき比べて Lý giải những cái hắt hơi những lệch lạc xã hội theo quan niệm nhẠc tuổi trẻ và vu lan báo hiếu 誦經 Đất dua con cung kho tro ve nha Đậu hủ Thức ăn giàu Protein may cua troi hay de gio cuon di kinh phổ môn 3 kiểu tri kỷ nhất định phải kết giao tho mac giang tu bai so 1341 den so 1350 tuyen con đường tu tập đưa hành giả đến Hạnh nguyện chư Phật 大方便佛報恩經 Món chay mùa Vu lan biểu tượng nghệ thuật và tâm linh 中孚卦 å chương vii tổ chức và hoạt động của 10 lý do không nên bỏ qua mướp đắng muoi dieu tam niem 一人 居て喜ばは二人と思うべし cẠi nghi cúng sao Thiếu vitamin D có thể gây ra đau 経å thầy ơi tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán 9 lưu ý quan trọng cho người ăn chay おりん 木魚のお取り寄せ î ï tột cùng của luân hồi là khổ đau 写経 Món chay mùa Phật Đản giao chiêm ngưỡng tượng phật bằng vàng Nửa ngày qua đất Phật Sức 如闻天人 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ nhà ŠTrần Nhân Tông Dụng nhân như dụng こころといのちの相談 浄土宗 Đâu chỉ bạc hà mới chua Trà đạo của Châu Quang Marata Juko 繰り出し位牌 おしゃれ thay ro kho de bot kho